Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 51 - 56)

thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Thăng Long

2.2.1 Quy trình mở và thanh toán L/C tại Chi nhánh Thăng Long

Theo quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam về việc Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam thì các cán bộ phòng Kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Thăng Long khi mở L/C cho khách hàng phải tuân thủ theo quy trình sau:

*) Đối với L/C nhập khẩu

Khi mở L/C

Tiếp nhận hồ sơ mở L/C: thanh toán viên kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng.

Xác định mức ký quỹ và nguồn vốn đảm bảo thanh toán: kiểm tra nội dung yêu cầu mở L/C của khách hàng; thẩm định các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng, đề xuất tỷ lệ ký quỹ. Sau đó chuyển hồ sơ mở L/C và tờ trình mở L/C cho phòng Tín dụng thẩm định nguồn vốn thanh toán và trình giám đốc phê duyệt.

Hạch toán mở L/C: bao gồm hạch toán số tiền ký quỹ mở L/C và hạch toán ngoại bảng trị giá mở L/C.

Mở L/C: đăng ký số tham chiếu L/C, chọn Ngân hàng thông báo và nhập dữ liệu vào máy tính.

Khi sửa đổi L/C

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C

Thẩm định các điều kiện và điều khoản sửa đổi L/C

Thẩm định lại mức ký quỹ, nguồn vốn thanh toán theo yêu cầu sửa đổi L/C.

Hạch toán bổ sung: điều chỉnh số tiền ký quỹ (khi cần thay đổi).

Sửa đổi L/C: thanh toán viên soạn thảo điện sửa đổi L/C, chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện sửa đổi trình phụ trách phòng, lãnh đạo chi nhánh ký duyệt.

*) Đối với L/C xuất khẩu:

Tiếp nhận, xác thực L/C (sửa đổi L/C) trước khi thông báo cho khách hàng, trong trường hợp chi nhánh nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C trực tiếp từ ngân hàng khác (ngân hàng chuyển tiếp thông báo không phải là Sở Quản lý), chi nhánh phải gửi về Sở Quản lý để xác thực.

Kiểm tra và thông báo L/C. Thu phí thông báo, phí xác nhận. Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Gửi chứng từ và đòi tiền.

Thanh toán kết quả đòi tiền. 2.2.2 Một số chỉ tiêu chính

Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các giao dịch thương mại quốc tế, ở Việt Nam cũng vậy đại đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sau khi thỏa thuận với bên đối tác đều

lựa chọn L/C làm phương thức thanh toán quốc tế giữa đôi bên. Vì vậy, nghiệp vụ liên quan đến L/C cũng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại phòng Kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Thăng Long nói riêng và trong toàn bộ các ngân hàng thương mại có cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung.

*) Đối với L/C nhập khẩu thì hiện nay Chi nhánh Thăng Long thường xuyên phục vụ hai loại L/C đó là: L/C trả chậm và L/C trả ngay.

Bảng 2.9: Kết quả hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu

đvị: nghìn USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

Tổng 349 159.706 247 155.133 168 94.659 Mở L/C trả chậm 35 2.758 16 16.704 10 49.727 Mở L/C trả ngay 314 156.948 231 138.429 158 44.932 Thanh toán L/C nhập khẩu 285 88.146 254 77.312 194 95.365

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

Trong 3 năm qua, số lượng L/C cần mở tại Chi nhánh liên tục giảm năm 2007 giảm 102 món so với năm 2006, và năm 2008 giảm 79 món so với năm 2007. Tuy nhiên giá trị các món L/C lại tăng lên so với trước điều này được thể hiện ở việc số tiền thanh toán L/C hàng năm khá ổn định, mặc dù năm 2007 giảm nhẹ 12% so với năm 2006 nhưng năm 2008 số tiền thanh toán L/C nhập khẩu cho khách hàng tăng 23% so với năm 2007.

Hiện nay, các khách hàng của Chi nhánh Thăng Long thường sử dụng loại L/C phổ biến: L/C không hủy ngang trả ngay. Ngoài ra một số ít loại L/C khác được mở là: L/C trả chậm, L/C xác nhận... và ngân hàng luôn khuyến

khích khách hàng nhập khẩu sử dụng các loại L/C an toàn để được đảm bảo quyền lợi.

Các loại ngoại tệ được sử dụng trong các L/C đã được mở trong 3 năm qua là: EUR, USD, JPY; trong đó USD được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là JPY và EUR. Các khách hàng của chi nhánh Thăng Long hầu hết là các khách hàng đã có quan hệ lâu năm, các mặt hàng mà họ thường nhập khẩu có thể kể đến như: nông sản, xăng dầu, máy móc thiết bị, giấy, linh kiện điện tử...

*) Đối với L/C xuất khẩu

Bảng 2.10: Kết quả hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu

đvị: nghìn USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

Gửi L/C xuất 53 2.791 82 8.379 33 6.088

Chiết khấu 5 124 3 126 3 282

Nhận giấy báo có về

44 2.790 81 8.900 29 5.621

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

Năm 2007 có sự tăng trưởng cả về số món và số tiền thực hiện so với năm 2006. Cụ thể, năm 2007 Chi nhánh đã gửi đi hơn năm 2006 là 29 món, tương đương với số tiền 5.588 nghìn USD (tăng khoảng 200%), đồng thời số lượng giấy báo có về (bên nhập khẩu ở nước ngoài thanh toán tiền cho bên xuất khẩu ở Việt Nam mà Chi nhánh Thăng Long đứng ra làm ngân hàng đại lý) tăng 37 món, ứng với 6.110 nghìn USD (tăng khoảng 219%). Đây quả là một con số ấn tượng sau 1 năm triển khai đề án phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ được áp dụng ở Chi nhánh Thăng Long, cộng thêm thời điểm kinh tế Việt Nam ta đang tăng trưởng với tốc độ cao hơn 8%/năm.

Tuy nhiên đến năm 2008 số lượng các món gửi L/C xuất và nhận giấy báo có về đã giảm mạnh từ con số 82 món gửi L/C xuất xuống còn 33 món (giảm 49 món), và 52 là số lượng món giảm đi đối với hoạt động nhận giấy báo có về. Số lượng món giao dịch tại Chi nhánh giảm xuống còn thấp hơn cả con số năm 2006, mặc dù vậy số tiền giao dịch vẫn ở mức cao. Nếu chia trung bình giá trị 1 món thì ta có bảng sau:

Bảng 2.11: Giá trị trung bình 1 món thuộc hoạt động thanh toán L/C xuất

đvị: nghìn USD/món

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Gửi L/C xuất 53 102 184

Chiết khấu 24.8 42 94

Nhận giấy báo có về 63 110 194

Mặc dù số lượng các món giao dịch qua Chi nhánh Thăng Long có sự biến động lên xuống qua các năm tuy nhiên giá trị của các món có thể nói là tăng. Điều này chứng tỏ khách hàng của Chi nhánh là khá ổn định, gắn bó với Chi nhánh; số lượng khách hàng không tăng trưởng nhưng từng khách hàng lại là những doanh nghiệp lớn.

*) Có thể nói hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu và xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Thăng Long

Bảng 2.12: Tổng hợp hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu

Đvị: nghìn USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thanh toán L/C nhập khẩu

99.165 88.146 95.365

Thanh toán hàng nhập 149.435 177.332 170.814

Thanh toán hàng xuất 19.439 41.057 47.381

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối)

Thanh toán L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng doanh số thanh toán hàng nhập trong cả 3 năm 2006, 2007, 2008. Tuy nhiên, thanh toán L/C xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 11%) trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w