Các hình thức thu xếp vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí (Trang 41 - 60)

Sơ đồ 2.2.2:

2.2.2.1. Nguồn vốn từ nhận ủy thác

* Các sản phẩm đang cung cấp:

- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Thuỷ điện Sông Vàng.

- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC).

- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Khoan và Dung dịch Khoan Dầu khí (PV Drilling)

- Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà - Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

2.2.2.1.1. Công ty tài chính dầu khí nhận ủy thác đàm phán, ký kết các hoạt động tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án.

Đây là hình thức thu xếp trong đó PVFC toàn quyền thay mặt cho chủ đầu tư tìm kiếm nguồn tài trợ mà không dùng vốn của mình để tài trợ cho dự án. PVFC nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án.

Đối với những dự án có nhu cầu vốn vay rất lớn hoặc các điều kiện vay vốn có đặc thù riêng, phức tạp, các dự án vay vốn nước ngoài với những loại hình tín dụng, luật pháp, chế tài rất khác biệt, PVFC nhận uỷ thác của chủ đầu tư dự án để trực tiếp:

- Đàm phán, ký kết các Hợp đồng tín dụng cho dự án. - Hỗ trợ giải ngân

- Quản lý khoản vay.

Chúng ta xem xét ví dụ sau: Dự án Tàu dịch vụ đa năng 2

Khách hàng: Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)

Nhà tài trợ PVFC – đầu mối Chủ dự án

thu xếp vốn

Tên dự án: Dự án Tàu dịch vụ đa năng 2 Tổng nhu cầu vốn của dự án: USD 12.650.000 Trong đó ủy quyền cho PVFC: USD 10.120.000 Thẩm định dự án:

- Các chỉ tiêu tài chính:

Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án Tàu đa năng 2

1 Tổng vốn đầu tư 12.5000.000 USD

2 Thời gian kinh doanh 20 năm

3 NPV 289.890 USD

4 IRR 12.48%

5 Thời gian thu hồi vốn 7 năm 5 tháng

( Nguồn: Hồ sơ dự án Tàu đa năng 2)

Sự cần thiết đầu tư dự án

Thị trường dịch vụ tàu thuyền là tiềm năng, nhu cầu về tàu dịch vụ dầu khí cón rất lớn và lâu dài. Các mỏ đang khai thác Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng và tới đây là các mỏ Lan Tây – Lan đỏ và các mỏ mới được phát triển được đưa vào khai thác thì nhu cầu về tàu dịch vụ dầu khí sẽ tăng và công ty sẽ phải đi trước để chuẩn bị đón nhận thời cơ này bằng cách đầu tư thêm tàu dịch vụ.

Bảng 2.7: Độ nhạy của dự án Tàu đa năng 2

Điều kiện NPV( $) IRR(%) Thời gian trả nợ

Thời hạn hoàn vốn ( năm)

Khi giá tàu tăng 10% 494,51 7 8 10

Khi giá tàu giảm 10% 2696.86 10 3 8

Khi doanh thu tăng 10% 3145,73 9,67 3 7

Khi doanh thu giảm 10% 45,63 6,06 5 10

Khi chi phí tăng 10% 1216,58 7,48 4 9

Khi chi phí giảm 10% 1974,79 8,34 4 8

(Nguồn: Hồ sơ dự án Tàu đa năng 2)

Điều kiện thu xếp vốn:

+ Số tiền thu xếp tối đa: 10.120.000 USD

+ Thời hạn: 84 tháng ( Thời gian ân hạn 12 tháng) + Lãi suất vay vốn:L Sibor 6 tháng + 1,4%/năm

+ Hình thức đảm bảo khoản vay: thư bảo lãnh của petro Vieetnam cho 100% giá trị khoản vay

+ Mức phí thu xếp khoản vay: 0,2%/năm ( đã bao gồm VAT)

+ Số vốn tối đa được ký kết trong hợp đồng tín dụng là 9.400.000 USD, lãi suất không đổi

Nhận xét: Theo tính toán của Chủ đầu tư, hiệu quả kinh tế của dự án là hoàn toàn chấp nhận được. Dự án hoàn toàn có lãi và khả thi.

2.2.2.1.2 Công ty tài chính dầu khí cấp tín dụng trực tiếp cho dự án bằng nguồn vốn của công ty hoặc nguồn vốn ủy thác của tổng công ty, các tổ chức tín dụng khác

Với hình thức này, PVFC vừa đóng vai trò là người thu xếp vốn, vừa là nhà tài trợ chính thức và trực tiếp cho dự án vì hợp đồng tín dụng vay vốn cho dự án được ký kết giữa PVFC và chủ đầu tư. Tuy nhiên, nếu PVFC tài trợ cho dự án thông qua nguồn ủy thác cho vay của các tổ chức khác thì về bản chất, nhà tài trợ cho dự án lại chính là tổ chức đó. Các loại hợp đồng được ký kết:

- Hợp đồng tín dụng giữa PVFC và chủ đầu tư - Hợp đồng thu xếp vốn (nếu có)

- Hợp đồng ủy thác cho vay giữa PVFC (bên nhận ủy thác) và nhà tài trợ dự án (bên ủy thác)

Đối với hình thức này PVFC được hưởng lãi suất mà bên vay trả và phí ủy thác – là khoản chênh lệch giữa lãi suất ủy thác và lãi suất cho vay

* Quy trình tiếp nhận cho vay vốn ủy thác

Sơ đồ 2.1: Quy trình tiếp nhận cho vay vốn ủy thác

Hình thức thu xếp vốn 2.2.2.1.2 sẽ được làm rõ hơn qua dự án cảng đạm Phú Mỹ:

Tên dự án: Dự án Cảng đạm và dịch vụ Phú Mỹ

Chủ đầu tư: Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí ( PTSC)

Tổng nguồn vốn: 500 tỷ đồng. Trong đó: 50% là của PTSC đầu tư, 50% là vốn vay thương mại

PTSC đề nghị vay PVFC tối đa là 209.106.509.000 VNĐ và 3.714.145,6 USD Thẩm định dự án:

3. Soạn thảo và ký kết HĐ Ủy thác và HĐ tín dụng

4. Tiếp nhận và cho vay từ nguồn ủy thác

5. Thu hồi nợ gốc, lãi cho vay, xử lý nợ

6. Chuyển trả nợ gốc. lãi ủy thác và thu phí ủy thác

7. Thanh lý HĐ, kết thúc và lưu hồ sơ

1. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng

- Tên khách hàng: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) - Sự cần thiết của dự án: Cảng đạm phú Mỹ ra đời phục vụ nhu cầu nhập xuất hàng cho các dự án trong ngành các vùng lân cận, hỗ trợ đắc lực cho cụm cảng Hồ chí Minh.

- Độ nhạy của dự án:

Bảng 2.8: Độ nhạy của dự án Cảng đạm phú Mỹ

Điều kiện NPV IRR Thời gian

hoàn vốn Lãi suất chiết khấu 11%, lãi vay 11%

đối với VNĐ và 4% đối với USD

78.865.314.000 13,35 17,66

Lãi suất chiết khấu 10%, doanh thu giảm 10%

84.723.590.000 12,4 17,55

Lãi suất chiết khấu 10%, doanh thu tăng 10%

119.985.470.000 13,4 15,99

( Nguồn: Hồ sơ dự án Cảng đạm Phú Mỹ) Các chỉ tiêu tài chính dự án:

- Lãi suất chiết khấu: 10%/năm - Lãi vay: 9,5%/năm

- NPV: 167.484.837.000 VNĐ - IRR: 14,37%/năm

- Thời gian hoàn vốn: 13,9 năm

Nguồn trả nợ của dự án: Quỹ khấu hao, lợi nhuận sau thuế

PVFC đã thu xếp vốn bằng nguồn vốn ủy thác của tổng công ty, các tổ chức tín dụng khác theo tỷ lệ như sau:

+ NH Đầu tư và phát triển VN: 29,85% VNĐ ( 45 tỷ ), 46% USD (1.714.146) + PVFC: 49,25% VNĐ ( 74,229 tỷ ), 54% USD (2.000.000)

+ NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN: 20,90% VNĐ ( 31,5 tỷ ) Thời hạn và lãi suất:

+ VNĐ: 120 tháng ( thời gian ân hạn 36 tháng), lãi suất = Bình quân lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng của Ngân hàng Quốc doanh bà rịa vũng tàu, Ngân hàng công Thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và phát Triển, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn) + 1,73%

+ USD: 72 tháng ( thời gian ân hạn 18 tháng), lãi suất = Sibor 6 tháng + 1,85%/ năm và không thấp hơn 3%/năm

Phí đầu mối và phí thu xếp: 0.05%.năm trích trong phần lãi mà thành viên đồng tài trợ được hưởng

+ PVFC: 0.02%/năm + BIDV: 0.03%/năm

Theo tính toán của chủ đầu tư hiệu quả kinh tế của dự án là hoàn toàn chấp nhận được. Dự án hoàn toàn có lãi và khả thi

2.2.2.2 Đồng tài trợ

Với mối quan hệ hợp tác rộng khắp với các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, PVFC đảm bảo chắc chắn dự án của khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn vượt khả năng cung ứng vốn cũng như hạn mức cho vay của một tổ chức tín dụng sẽ được hợp vốn tài trợ từ những nguồn tối ưu nhất, lãi suất cạnh tranh nhất.

PVFC sẽ thực hiện các vai trò:

- Người thu xếp vốn: Thay mặt bên vay tìm kiếm nguồn vốn cho dự án; Soạn thảo, đàm phán các điều kiện của Hợp đồng vay vốn; Hỗ trợ bên vay và các thành viên đồng tài trợ, giải ngân, thu nợ, thu lãi, giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến Hợp đồng tín dụng.

- Đầu mối cấp tín dụng: Đại diện cho các thành viên đồng tài trợ soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng với bên vay

- Thành viên đồng tài trợ: PVFC trực tiếp tham gia đồng tài trợ cho dự án (từ nguồn vốn của mình hoặc và từ nguồn vốn uỷ thác)

Ví dụ: Để hiểu rõ thêm về hình thức thu xếp vốn đồng tài trợ chúng ta đi tìm hiểu ví dụ sau:

Tên dự án: Đầu tư Tàu chở dầu

Tổng nhu cầu vốn của dự án: USD 130.427.350 Trong đó đề nghị vay PVFC: USD 91.000.000 NPV (10%): 14.248.080 USD

IRR: 12.19%

A – Thẩm định về khách hàng vay vốn.

Giới thiệu khách hàng:

- Tên khách hàng: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) - Tên giao dịch quốc tế: Tetroleum Technical Services Joint Stock Company - Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, Phường kim Mã, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 04-7226588 Fax: 04-7336589

- GP Đăng ký KD số: 0103015189 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29/12/2006

- Tổng Giám đốc: Ông Thái Quốc Hiệp

- Ngành nghề KD: Kinh doanh các dịch vụ dầu khí

- Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng ( Một nghìn tỷ đồng) Hồ sơ khách hàng:

* Hồ sơ pháp lý:

- GP Đăng ký KD số 0103015198 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29/12/2006

- Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí - Biên bản họp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.

- Báo cáo, thuyết minh tài chính năm 2004,2005, quý 2 năm 2006.

Sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng PVFC đã có:

Tổng quan nhất về hoạt động của khách hàng qua hai năm 2004 và 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 là hoạt động của khách hàng ổn định, óc tăng trưởng. Tổng tài

sản tại thời điểm 31/12/2005 tăng 12,34% so với thời điểm 31/12/2004, tại ngày 30/06/2006 tương đương với thời điểm 31/12/2005.

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 40% tổng tài sản, mức tăng của năm 2005 so với năm 2004 là 26,95%, thời điểm 30/06/2006 so với 31/12/2005 tăng 9,72%. Các khoản phải thu ngắn hạn 31/12/2005 tăng 14.44% so với 31/12/2005, đến 30/06/2006 phải thu ngắn hạn tăng 3,16%, trong khi đó các khoản hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn giảm trên dưới 20%.

Tài sản dài hạn chiếm hơn 50% tổng tài sản, phù hợp với cơ cấu nguồn của Công ty.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả năm 2004 là 1.127 tỷ đồng, chiếm 52.8% tổng nguồn vốn. Năm 2005, các con số này lần lượt là 1.27 tỷ và 53%, thời điểm 30/06/2006 là 1.234 tỷ đồng bằng 51.61%. Hệ số nợ của PTSC cho thấy PTSC đang hoạt động ở nức an toàn khá cao. Nguồn vốn CSH năm 2005 tăng 9.18% so với năm 2004, đạt 1.082 tỷ đồng, thời điểm 30/06/2006 là 1.132 tỷ đồng tăng 4.62% so với năm 2005, điều này cho thấy PTSC đồng thời với việc tăng trưởng vẫn đảm vảo khả năng tự chủ tài chính.

Một số chỉ tiêu phân tích tài chính:

Chỉ số về khả năng thanh toán của PTSC: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh các năm gần đây của PTSC thể hiện xu hướng tốt lên do PTSC đã để một lượng tiền mặt dồi dào tại quỹ.

Chỉ số về hoạt động của PTSC: Các chỉ số vòng quay vốn, vòng quay hàng tồn kho và vốn lưu động năm 2005để tăng so với năm 2004, điều này chứng tỏ PTSC đã thực hiện các biện pháp tốt để tăng nhanh vòng quay của vốn nhằm tạo ra nhiều doanh thu, thể hiện ở các chỉ tiêu về doanh thu năm 2005 đều tăng so với năm.

Chỉ số về sinh lời của PTSC: Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế trên tổng tài sản/ doanh thu đều tăng lên, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng nhiều nhất chứng tỏ hoạt động kinh doanh của PTSC ngày càng tốt và đem lại hiệu quả cao.

Sự cần thiết đầu tư dự án

Theo đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu năng lượng của nước ta cũng sẽ tăng rất nhanh. Vì vậy, ngành công nghiệp dầu khí cũng đã đặt cho mình nhiệm vụ hết sức to lớn là đẩy nhanh hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm định và khai thác mỏ nhằm nâng trữ lượng tiềm năng lên 250 – 300 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2010 bằng việc đưa thêm 06 mỏ vòa khai thác đến năm 2010, nâng sản lượng dầu quy đổi vào năm 2010 là 27 triệu tấn

Hiện nay, các kho nổi chứa dầu ( KNCD) của Vietsopetro một số đã ngừng khai thác ( FSO Chi Lăng), một số sẽ ngừng khai thác trong tương lai gần, điều này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch khai thác và xuất bán dầu thô của VSP. Ngoài ra, một số KVCD của Vietsopetro đều gần 30 tuổi nên thường xuyên phải tiến hành duy tu, bảo dưỡng nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác đồng thời duy trì tình trạng kỹ thuật đáp yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng kiểm. Do đó, Vietsopetro sẽ phải yêu cầu thay thế các KNCD đã hết hạn.

Hiện tại, chỉ có PTSC là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có khả năng tham gia và thực hiện việc cung cấp dịch vụ tàu FSO/FPSO phục vụ việc khai thác dầu khí. Việc đưa tàu FSO-5 vào hoạt động sẽ mở rộng thị trường dịch vụ dầu khí, phù hợp với chủ trương và định hướng của Tập đoàn. Đồng thời, nếu FSO-5 đi vào hoạt động tại các mỏ của VSP sẽ tạo chủ động hoàn toàn trong việc điều hành va khai thác tàu chứa cũng như tăng cường việc hợp tác hỗ trợ giữa các đơn vị trong Tập đoàn.

Tiến độ dự án: Dự kiến hoàn thành vào quý II/2008 Tài chính dự án

* Vốn đầu tư và cơ cấu vốn

- Tổng vốn đầu tư: USD 130.427.350 Trong đó:

+ Vốn vay: USD 91.000.000

+ Vốn PTSC tự cân đối: USD 39.427.350 * Kế hoạch trả nợ

- Trả gốc: 10 năm. Sáu tháng trả gốc 1 lần

- Trả lãi vay: Lãi vay sẽ được trả 06 tháng/ lần. Lãi sẽ được nhập vào gốc trong suốt thời gian ân hạn.

- Nguồn trả nợ: Quỹ khấu hao, Chi phí trả lãi vay và lợi nhuận sau thuế. * Hiệu quả kinh tế của dự án

Hiệu quả kinh tế của việc đóng mới KNCD được xác định theo phương án phục vụ khai thác mỏ Bạch Hổ từ năm 2008 đến hết năm 2020.

Giá cho thuê tàu được xác định trên cơ sở nhu cầu thị trường từ năm 2008 là 100.000 USD/ngày ( Chưa bao gồm VAT).

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của dự án:

NPV 14.248.080 USD

IRR 12.19%

Thời gian hoàn vốn 7 năm 11 tháng

Hiệu quả đầu tư của Chủ đầu tư PTSC

NPV 48.957.030 USD

ROE 31.13%

Thời gian hoàn vốn 4 năm 7 tháng

Độ nhạy của dự án

Chỉ tiêu Base case Giá thuê tàu giảm 5%

Giá thuê tàu giảm 10% OPEC tăng 5% OPEC tăng 10% IRR 12.19 10.98 9.74 12.02 11.84 ROE 31.13 27.74 24.33 30.62 30.11

Nhận xét: Theo tính toán của Chủ đầu tư, hiệu quả kinh tế của dự án là hoàn toàn chấp nhận được. Dự án hoàn toàn có lãi và khả thi.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí (Trang 41 - 60)