- Cơ sở vật chất của Chi nhánh được thuê mới và ổn định, tạo được vị
3.4.1- Đối với Chính phủ:
- Cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán, giúp phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.
- Ngân hàng Nhà nước nên rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển ổn định và vững chắc nhằm làm giảm rủi ro do các thị trường đó gây ra như tính thanh khoản, pháp lý,…
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo phân loại nợ và bị đọng: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên
hình sự hoá các quan hệ tín dụng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động Ngân hàng vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, là điều kiện để hoạt động kinh doanh ngân hàng diễn ra thuận lợi. Như là: Quyền về tài sản của pháp nhân và cá nhân khi thế chấp vay vốn Ngân hàng; Quyền sử lý tài sản thế chấp và tài sản đảm bảo nợ vay (hình thành từ vốn vay Ngân hàng )…