Đánh giá năng lực cạnh tranh của ABBANK bằng mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 41 - 44)

2.2.3.1 Điểm mạnh

Thông qua đánh giá bằng mô hình SWOT, những điểm mạnh của ngân hàng abbank có được như sau:

- Có hệ thống chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm. Vì vậy, abbank sẽ có được những lợi thế như: Thị phần ổn định, số lượng khách hàng dồi dào.

- Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại. Đây là nguồn lực rất quan trọng để ngân hàng có thể nâng cao uy tín của mình.

- Am hiểu thị trường trong nước hơn và có thông tin về khách hàng tốt hơn các ngân hàng nước ngoài.

- Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NHNN. Hơn nữa, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến việc lành mạnh hóa hệ thống tài chính và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng trong đó có abbank phát triển lành mạnh và bền vững.

- Đang cố gắng hiện đại hóa ngân hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh với sự xâm nhập của các NHNNg. Hơn nữa, abbank đang hợp tác với đối tác chiến lược nước ngoài là May Bank, một ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới sẽ giúp abbank có được sự hỗ trợ về công nghệ cũng như các kinh nghiệm quản trị ngân hàng hiện đại.

Môi trường pháp lý thuận lợi. Hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều lợi thế từ ưu đãi của môi trường pháp luật so với các NHNNg trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam (huy động tiền gửi, tín dụng, lĩnh vực kinh doanh, mở chi nhánh…).

- Có tỷ lệ an toàn vốn cao. Đây là dấu hiệu tốt đối với abbank để nâng cao năng lực cạnh tranh. abbank cần duy trì tỷ lệ này để nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng và giữ vững năng lực tài chính của mình.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế được đánh giá là có chất lượng rất cao với tỷ lệ điện chuẩn được xử lý tự động đạt trên 98%, thiết lập được nhiều mối quan hệ ngân hàng đại lý với nhiều ngân hàng lớn trên thế giới.

2.2.3.2 Điểm yếu

Qua việc phân tích cụ thể từng chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của abbank, có thể thấy ngân hàng còn rất nhiều điểm yếu như sau:

- Năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế so với yêu cầu của một NHTM hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khi mà các NHNNg tham gia vào thị trường.

- Năng lực tài chính của các NHTMCP nói chung và abbank nói riêng có hạn, mà thời gian qua các NHTMCP tham gia vào cuộc đua lãi suất. Cuộc chạy đua lãi suất có thể

dẫn tới rủi ro làm tất cả cùng suy yếu. Trong khi đó, các NHNNg lại có tiềm lực tài chính mạnh cùng các chiến lược marketing mạnh mẽ sẽ tham gia vào cuộc đua này.

- Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém. Đây là một chính sách rất quan trọng để khuyếch trương tên tuổi và tạo uy tín, lòng tin với khách hàng từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng mình. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chính sách này nên ngân hàng chưa thực sự quan tâm xác đáng.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được so với nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ lao động của ngân hàng khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập.

- Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa thuận tiện và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanhh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng.

- Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của ngân hàng còn thua kém các ngân hàng khác trong khu vực.

- Lĩnh vực kinh doanh chưa đa dạng, chủ yếu là tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn lại khá cao dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng. Hơn nữa, hiện nay tỷ lệ cho vay trên huy động của ABBank là quá cao như vậy là rất rủi ro và lợi nhuận không cao.

- Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh. Hơn nữa, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh, mua sắm tài sản và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để tăng năng lực cạnh tranh của mình.

- Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chưa đạt tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

- Quy mô và địa bàn hoạt động chưa lớn. So với các NHTMQD có chi nhánh rộng khắp cả nước thì hệ thống mạng lưới phân phối của ABBank còn quá nhỏ bé.

Cơ hội đối với ngân hàng đến từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

- Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng.

- Hội nhập kinh tế sẽ giúp thị trường tài chính phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các dịch vụ mới.

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp ngân hàng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng.

- Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro. Nâng cao được uy tín và vị thế của ngân hàng từ đó có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động.

- Hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia vào tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam buộc ngân hàng phải chuyên môn hóa sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản Nợ - Có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài sẽ áp dụng ở Việt Nam.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 41 - 44)