Khái quát về cho vay theo dự án

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 45)

KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘ

2.2.1 Khái quát về cho vay theo dự án

2.2.1.1 Khái niệm, vai trò Khái niệm:

Cho vay theo dự án là việc ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng cho chủ đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, xây dựng di dời nhà xưởng sản xuất vào Khu chế xuất – Khu công nghiệp…, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Vai trò:

Đối với bất cứ nền kinh tế nào thì việc phát triển đầu tư cho dự án đều là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các dự án đầu tư đều cần một lượng vốn lớn mà nhiều khi bản thân chủ đầu tư không thể đáp ứng nổi. Lượng vốn cần thiết có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, song có một kênh huy động vốn rất lớn và cần thiết đó là từ các NHTM. Với mục đích đi vay để cho vay, hầu hết các NHTM đều thực hiện lĩnh vực kinh doanh tiền tệ cho vay theo dự án. Cho vay theo dự án không những có vai trò to lớn đối với bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

- Đối với các doanh nghiệp

Cho vay theo dự án của NHTM sẽ giúp doanh nghiệp có được một lượng vốn đáng kể để có thể thực hiện dự án như kế hoạch.

Mặc dù có nhiều cách khác để huy động vốn từ nền kinh tế như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ ghi nợ… Việc phát hành các giấy tờ có giá là một biện pháp hỗ trợ vốn tích cực cho các doanh nghiệp nhưng hình thức này chỉ phát

huy hiệu quả ở những nước có thị trường vốn và thị trường chứng khoán phát triển. Thậm chí, ở những nước đó trong nhiều trường hợp vẫn có xu hướng vay từ ngân hàng, sở dĩ như vậy là do:

+ Với các khoản vay từ Ngân hàng, doanh nghiệp có thể giảm bớt các chi phí mà lẽ ra họ phải trả khi tổ chức phát hành các giấy tờ có giá, chi phí làm thủ tục gọi vốn, chi phí đăng kí, bảo hiểm.

+ Kỳ hạn của các khoản vay từ Ngân hàng dễ điều chỉnh hơn so với các hình thức huy động khác. Do vậy, khi gặp phải biến cố trong tình hình tài chính, doanh nghiệp có thể thương lượng lại với Ngân hàng để thay đổi cách thức trả nợ sao cho thuận lợi hơn. Doanh nghiệp cũng được hưởng một thời gian ân hạn, trong thời gian này doanh nghiệp chưa phải trả nợ gốc ngay mà chỉ phải trả lãi, những thuận lợi này không dễ dàng có ở các hình thức huy động khác.

Mặt khác lãi suất tín dụng của ngân hàng cũng là chi phí khá cao đối với doanh nghiệp. Nó buộc doanh nghiệp phải nghĩ đến hiệu quả đầu tư, không chỉ đủ để trả vốn vay cho Ngân hàng mà còn phải đủ để đem lại hiệu quả đầu tư cho chính mình. Lãi suất cho vay của Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy doanh nghiệp triệt để khai thác có hiệu quả đồng vốn, thành công trong thực hiện dự án.

Hơn nữa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vốn vay từ Ngân hàng không những là quan trọng mà còn gần như là duy nhất để tài trợ cho nhu cầu đầu tư dự án của doanh nghiệp.

- Đối với ngân hàng

Cho vay theo dự án sẽ là tài khoản sinh lợi có nhiều triển vọng khi nó được thực hiện và giám sát đúng đắn. Bên cạnh khoản lợi nhuận hấp dẫn, cho vay theo dự án còn là vũ khí cạnh tranh rất lợi hại giữa các ngân hàng với nhau. Với sản phẩm này, Ngân hàng sẽ phục vụ tốt hơn cho các chủ doanh nghiệp và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng. Khi xác định mở rộng cho vay theo dự án, các Ngân hàng không chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt mà còn mong đợi ở lợi ích lâu dài hơn, đó là lợi ích trước mắt mà còn mong đợi ở lợi ích lâu dài hơn đó là đẩy mạnh tín dụng trung – dài hạn để thúc đẩy cho vay ngắn hạn. Bởi lẽ, các doanh nghiệp sau khi được Ngân hàng cho vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ mở rộng sản xuất. Khi đó, doanh nghiệp lại có nhu cầu cần nhiều vốn lưu động để đáp ứng cho sản xuất. Người đầu tiên mà các doanh nghiệp tìm đến chính là các Ngân hàng đã đầu tư cho họ, hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của họ.

Với những Ngân hàng này, doanh nghiệp dễ dàng tìm được sự thông cảm do đã hiểu nhau và dịch vụ rẻ, tiện lợi hơn. Về phía các Ngân hàng, họ cũng muốn tạo quan hệ với các doanh nghiệp quen biết để tiện theo dõi tình hình tài chính và các khoản thu chi của doanh nghiệp.

- Đối với nền kinh tế

Hoạt động cho vay theo dự án của Ngân hàng có hiệu quả sẽ có tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Nó góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của cho người lao động và giảm bớt tệ nạn xã hội.

Phát triển cho vay theo dự án sẽ giảm bớt đáng kể gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, giảm bớt khoản bao cấp từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần giảm bớt thâm hụt ngân sách. So với hình thức cấp phát từ ngân sách, hình thức tín dụng Ngân hàng rõ ràng là có hiệu quả hơn, bởi lẽ đồng vốn lúc này gắn liền với quyền lợi của Ngân hàng cũng như của doanh nghiệp.

Với tư cách là trung gian tài chính đi vay để cho vay, Ngân hàng huy động các khoản tiền nhỏ nằm rải rác trong các doanh nghiệp và trong dân cư và biến thành nguồn vốn lớn để đầu tư cho các dự án có tính khả thi cao. Do vậy, cho vay theo dự án cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn của nền kinh tế.

Thông qua huy động và cho vay theo dự án có định hướng, tín dụng Ngân hàng là động lực mạnh mẽ đối với việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân cũng như cơ cấu nền kinh tế trong từng ngành, từng vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ tài trợ dự án đầu tư từ khi tiếp nhận hồ sơ của chủđầu tư đến khi giải ngân

Bước 1: Cán bộ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, tư vấn cho chủ đầu tư việc sử dụng tín dụng tại Techcombank.

Bước 2: Cán bộ khách hàng thực hiện việc đánh giá sơ bộ và đưa ra ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận khoản vay đầu tư vào dự án của chủ đầu tư sau đó chuyển hồ sơ về chủ đầu tư và những tài liệu liên quan đến dự án cho cán bộ thẩm định.

Bước 3: Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một cách nghiêm túc các vấn đề liên quan đến chủ đầu tư và dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm

định thường xuyên cập nhật thêm thông tin cần thiết về chủ đầu tư và dự án đầu tư từ các nguồn có thể.

Cán bộ thẩm định cho ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận tài trợ cho dự án đầu tư và đưa ra các điều kiện đối với chủ đầu tư.

Bước 4: Lãnh đạo phòng căn cứ vào báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định, thu thập thêm thông tin và đưa ra ý kiến tái thẩm định. Sau đó cho ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận với đề xuất của cán bộ thẩm định.

Bước 5: Hồ sơ dự án được chuyển lên phòng Quản lý tín dụng Hội sở. Cán bộ tái thẩm định phòng Quản lý tín dụng Hội sở tiến hành thẩm định lại và cho ý kiến đối với khoản vay.

Bước 6: Cấp xét duyệt xét duyệt và cho ý kiến về khoản vay

Bước 7: Cán bộ khách hàng liên hệ với chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ về dự án theo yêu cầu của cấp xét duyệt.

Bước 8: Chủ đầu tư ký điều kiện chấp thuận các điều kiện do Ngân hàng đề ra và bổ sung những tài liệu liên quan đến dự án theo đề nghị của cán bộ khách hàng.

Bước 9: Cán bộ kiểm soát kế toán kiểm tra hồ sơ về chủ đầu tư và dự án trước khi giải ngân.

Bước 10: Cán bộ kiểm soát kế toán thực hiện giải ngân cho chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w