Yêu cầu và đòi hỏi của quá trình hội nhập và phát triển

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 110 - 113)

- Phó GĐ Chi nhánh Phó phòng bậc

6 XD TBA khối A2 Nghĩa Lộ 94,27,

3.1.1. Yêu cầu và đòi hỏi của quá trình hội nhập và phát triển

Trong cơ chế kinh tế mới, kinh tế thị trường , mở cửa và hội nhập, kế toán và kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế- tài chính và cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy phục vụ các quyết định quản lý và kinh doanh, mà đã trở thành một ngành một lĩnh vực dịch vụ- dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh - quan trọng trong phạm vi từng quớc gia, trong khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích dài hạn, nhưng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế kinh tế Việt nam.

Việt nam đã ra nhập AFTA và đang trong lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong khuôn khổ hợp tác với các nước ASEAN Việt nam đã tham gia đàm phán và cam kết mở cửa thị trương dịch vụ. Việt nam cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 21 của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái bình dương (APEC). Trong khuôn khổ APEC Việt nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia mang tính tự nguyện, tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020. Hiệp định thương maị song phương Việt-Mỹ cũng đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 2001. Từ đầu năm 2007, Việt nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hội nhập chỉ có hiệu quả và mang lại lợi ích khi chúng ta có bước đi thích hợp trong toàn bộ quá trình từ đàm phán, cam kết đến thực hiện nghiêm chỉnh cam kết quốc tế, kể cả song phương và đa phương.

Kế toán và kiểm toán trong kinh tế thị trường, ngoài vai trò cung cấp thông tin tin cậy cho quản lý và cho các quyết định kinh tế-tài chính, đã và đang được thừa nhận là một dịch vụ không thể thiếu của một nền kinh tế mở. Luật pháp của Việt nam và của nhiều nước đã thừa nhận và có những quy định mang tính pháp lý về hành nghề kế toán, kiểm toán, về cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán. Trong những cam kết mà Việt nam phải thực hiện, Việt nam có lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán , kiểm toán. Sẽ có các công ty dịch vụ kế toán-kiểm toán của nươc ngoài được phép thành lập và hoạt động ở Việt nam. Ngược lại, các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt nam sẽ được phép hoạt động ở nước ngoài với tư cách là nhà đầu tư Việt nam đầu tư ra nươc ngoài. Các chuyên gia kế toán và các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, đủ điều kiện được hành nghề sẽ được phép hành nghề và cung cấp dịch vụ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.

Rõ ràng là, thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán thống nhất đã và đang hình thành trong khu vực các nước ASEAN. Đó là một thực tế, một yêu cầu mới , một cơ hội mới cho sự phát triển và nhất thể hoá nghề kế toán, kiểm toán trong khu vực. Thị trường dịch vụ kế toán-kiểm toán thống nhất đòi hỏi có sự chuẩn bị ở tất cả các nước thành viên về khung khổ pháp lý, về sự hài hoà các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, thu hẹp khoảng cách của sự khác biệt, về sự phối hợp và thống nhất của chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện; thi cử và đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ; về sự thừa nhận lẫn nhau các chứng chỉ hành nghề của mỗi quốc gia... Có những việc phải làm từ phía nhà nước ở tầm quốc gia. Nhưng có rất nhiều việc phải làm từ bản thân các tổ chức , cá nhân hành nghề, từ phía các tổ chức nghề nghiệp.

Xuất phát từ đặc điểm và tính chất của kế toán và kiểm toán, những người hành nghề kế toán và kiểm toán trong cơ chế kinh tế mới, trước hết

như vậy mới có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng dịch vụ trong nề kinh tế.

Về Năng lực chuyên môn, phải có Sự hiểu biết,có năng lực, trình độ tổ chức, điều hành công việc, có kỹ năng và sự nhậy cảm, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ,đặc biệt là năng lực xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong một nền kinh tế năng động và hội nhập.

Về Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp: trung thực, khách quan và bản lĩnh nghề nghiệp. thuộc lĩnh vực công tác. Bản lĩnh nghề nghiệp của người làm kế toán và kiểm toán rất cần thiết không chỉ cho nghề nghiệp mà còn rất cần thiết cho nền kinh tế, cho xã hội, cho sự lành mạnh trọng hoạt động kinh tế tài chính của đất nước của mọi nhà đầu tư , mọi nhà kinh tế. Bản lĩnh nghề nghiệp đòi hỏi người làm kế toán phải tôn trọng sự thực và tính khách quan của hoạt động kinh tế, các ý kiến và thái độ trước thông tin kinh tế tài chính phải thể hiện trách nhiệm và sự vững vàng về chuyên môn, sự tin cậy và xác thực của bằng chứng, sự mềm mại trong ứng xử và thuyết phục.

Đối với năng lực nghề kế toán, kiểm toán phải đạt được những yêu cầu cụ thể sau:

• Có hiểu biết cần thiết về pháp luật, đặc biệt là hiểu biết và khả năng tuân thủ, giải thích các quy định pháp lý về kinh tế-tài chính.

• Có kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, hiểu biết sâu về các quy định kế toán và kiểm toán

• Có khả năng tổ chức công việc thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản lý.

• Tham mưu về quản trị doanh nghiệp, trong các quyết định kinh doanh, trong chiến lược đầu tư và kinh doanh

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w