2. Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh
2.2. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động
Để giữ vững được vị trí và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước, Công ty cần phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Để làm được điều này yêu cầu phương án sử dụng vốn kinh doanh phải gắn với phương pháp sản xuất kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Vốn lưu động sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh lại được chuyển tiếp vào các hoạt động kinh doanh, sau đó Công ty cần phải bổ sung đầy đủ vốn lưu động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra.
Những giải pháp nêu trên chắc chắn chưa phải là hoàn thiện, song dù sao đó cũng là việc đề xuất những ý kiến đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển vững chắc trong tương lai của Công ty, rất mong những giải pháp này sẽ góp phần nào đó cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàn không AIRSERCO, đưa Công ty trở thành một Công ty lớn mạnh, có uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước.
GIẢI PHÁP THỨ NĂM: Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm giảm bớt các khoản chi không hiệu quả.
Hiện nay, một vấn đề làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của Công ty là vấn đề quản lý chi phí. Chi phí kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tăng rất lớn ( chiếm hơn 90%) mà chủ yếu là do giá vốn hàng bán và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện nước, điện thoại, điện tín,… tăng lên.
Năm 2005, giá vốn hàng bán chiếm hơn 150 tỷ trong 302,1 tỷ doanh thu thuần và các chi phí kinh doanh khách chiếm gần 100 tỷ trong doanh thu thuần. Năm 2006, doanh thu thuần tăng lên 352,6 tỷ thì giá vốn còn tăng nhiều hơn lên tới 180 tỷ và các chi phí khác lên tới 116,5 tỷ.
Những khoản chi phí khổng lồ này đã làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty giảm đi rõ rệt (hơn 40% tổng lợi nhuận). Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí bằng các phương pháp như:
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu với giá cả hợp lý và cố gắng đàm phán trực tiếp với khách hàng không thông qua các trung gian nhằm tối thiểu hóa chi phí.
- Chi phí cho việc vận tải hàng hóa là rất lớn. Do đó, Công ty phải giao cho các cán bộ nghiệp vụ chịu trách nhiệm phân bổ luồng lạch, bố trí các tuyến vận chuyển, góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển. Công ty nên sử dụng kết hợp các phương tiện vận tải một cách linh hoạt, thực hiện khoán theo chiều sâu để tránh tình trạng làm việc có tính thời vụ, khai thác tối đa khả năng vận tải trong ngành, tăng cường vận tải chuyển thẳng nhằm hạn chế sự nhàn rỗi hoặc phải thuê vận tải bên ngoài nhằm tối thiểu hóa các chi phí vận tải.
- Giao định mức chi phí cho các phòng chi phí điện nước, điện thoại… nhằm giảm tối đa các chi phí không cần thiết.