Các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh bắc Cạn (Trang 64 - 73)

4.3.1. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ

Trình độ học vấn của bà mẹ luôn là yếu tố được xem xét trong các nghiên cứu về NKHHCT trẻ em tại cộng đồng [14],[15],[28]. Bà mẹ có trình độ học vấn thấp thì khả năng tiếp nhận các thông tin y tế phổ cập qua các phương tiện truyền thông đại chúng (đài, sách báo, tivi…) rất hạn chế. Càng khó khăn hơn khi tiếp nhận các thông tin TT – GDSK từ phía CBYT đặc biệt ở những vùng tập trung đông dân tộc thiểu số mà CBYT lại không thông thạo tiếng của người dân tộc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra: Nhóm trẻ là con của bà mẹ có học vấn từ bậc THCS trở xuống có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,90 lần so với nhóm trẻ con các bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở lên. Tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự cũng nghiên cứu về yếu tố học vấn liên quan đến NKHHCT trẻ em và chỉ ra rằng con của các bà mẹ có trình độ từ tiểu học có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,75 lần so với con của các bà mẹ có trình độ THCS

[15]. Kết luận của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Nascimento khi xem xét các vấn đề xã hội liên quan đến NKHHCT của trẻ, trong đó trình độ học vấn của bà mẹ thấp được chứng minh là một yếu tố nguy cơ [51].

Trong gia đình, bà mẹ luôn là người gắn bó, trực tiếp chăm sóc trẻ nhất là trong giai đoạn trẻ từ 0 – 5 tuổi. Những hành vi CSSK của bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ, bà mẹ có kiến thức hiểu biết đúng về bệnh là một yếu tố khởi đầu quan trọng để bà mẹ có một hành vi sức khỏe tốt [22].

Kiến thức, sự hiểu biết của bà mẹ về bệnh NKHHCT có phải là yếu tố nguy cơ đến tình trạng NKHHCT trẻ em tại địa điểm nghiên cứu hay không? Nghiên cứu của chúng tôi đã trả lời câu hỏi này, các bà mẹ có hiểu biết chung về NKHHCT kém thì con của họ có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,54 lần so với các bà mẹ có kiến thức trung bình (Bảng 3.18). Chúng tôi đánh giá kiến thức của các bà mẹ thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi được thiết kế để thu thập những kiến thức rất cơ bản về bệnh như các kiến thức phát hiện triệu chứng NKHHCT, kiến thức xử trí và phòng bệnh.

Một thực tế là dù CBYT có trình độ giỏi, được trang bị thuốc men và các phương tiện y tế đầy đủ nhưng khi bà mẹ thiếu kiến thức, không biết phát hiện sớm các dấu hiệu NKHHCT, chỉ đưa con đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng thì khả năng tử vong của đứa trẻ là rất cao. Không có kiến thức, hiểu biết đúng về bệnh bà mẹ sẽ không thấy hoặc không thấy hết mối đe dọa đến tính mạng trẻ, từ đó sẽ có thái độ không đúng với việc chăm sóc trẻ và hậu quả là không có hành vi tốt với vấn đề NKHHCT cho con mình.

Việc các bà mẹ quan niệm trẻ NKHHCT chỉ đơn thuần là ho sốt mà không biết bệnh có thể tiến triển rất nhanh thành viêm phổi ở trẻ nhỏ hay việc các bà mẹ tự mua thuốc ngoài về chữa, hay không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám vẫn là một hiện tượng phổ biến. Vậy rõ ràng là việc thiếu hiểu biết của bà mẹ về bệnh NKHHCT là một trong những yếu tố nguy cơ quan

trọng cần phải can thiệp hàng đầu vào để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ. Một nghiên cứu tại Ethiopia cho thấy nếu bà mẹ biết phát hiện sớm dấu hiệu viêm phổi và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời trẻ được xử trí đúng thì tỷ lệ tử vong ở trẻ sẽ giảm được khoảng 20% (p<0,05) [50].

Một nghiên cứu tương tự đã được tiến hành tại Enugu-Nigeria xác định kiến thức của các bà mẹ về việc nhận biết viêm phổi ở trẻ trước tuổi đi học: 65% bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua dấu hiệu khó thở, 42% bằng dấu hiệu thở nhanh và 26,5% bằng dấu hiệu ho nặng. Chỉ rất ít bà mẹ nhận biết được dấu hiệu viêm phổi: Rút lõm lồng ngực (8,5%) và tím tái (1%) [55]. Cũng trong nghiên cứu này điểm kiến thức của các bà mẹ về nhận biết các dấu hiệu viêm phổi gia tăng một cách có ý nghĩa với trình độ học vấn và tầng lớp xã hội của các bà mẹ (p<0,05). Trong khi một số đáng kể các bà mẹ (51%) nhận biết được dấu hiệu thở nhanh là một chỉ số xác định viêm phổi thì một số khá lớn các bà mẹ (87,5%) có thái độ không tin tưởng liệu các dấu hiệu muộn như là rút lõm lồng ngực, tím tái có phải là dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bệnh nặng ở trẻ hay không? [55]. Vì thế cần đẩy mạnh công tác TT - GDSK về NKHHCT mà các dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực là biểu hiện nặng và là nguy cơ tử vong do viêm phổi.

Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung trong đó có chăm sóc trẻ NKHHCT. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy sự liên quan khi so sánh tỷ lệ mắc NKHHCT giữa nhóm trẻ dân tộc Kinh với nhóm trẻ dân tộc thiểu số, trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố dân tộc không phải là một yếu tố nguy cơ với NKHHCT ở trẻ. Có thể do đặc thù khu vực nghiên cứu tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm đa số (trên 80%) dân tộc Kinh chỉ chiếm gần 20%. Để làm rõ hơn điều này, theo chúng tôi, cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn về hành vi chăm sóc trẻ NKHHCT trong các dân tộc thiểu số tại địa điểm nghiên cứu.

4.3.2. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ.

Các yếu tố về bản thân trẻ được xem xét như cân nặng thấp khi sinh thấp (<2500gam), cai sữa không hợp lý, tiêm chủng không đầy đủ đều là những yếu tố có liên quan đến việc gia tăng tình trạng NKHHC của trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở khu vực nghiên cứu.

Trẻ có cân nặng thấp khi sinh <2500g và trẻ đẻ non thì sức đề kháng của trẻ với bệnh tật kém hơn các trẻ cân năng khi sinh bình thường, quá trình phát triển của những trẻ này thường chậm và khả năng thích nghi với môi trường thấp. Với trẻ cân nặng thấp các kháng thể từ mẹ truyền giảm ngay trong thời gian sau đẻ do đó khả năng miễn dịch của trẻ kém, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có NKHHCT.

Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và miễn dich cho trẻ. Trẻ cai sữa sớm trong nghiên cứu này có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,53 lần so với nhóm trẻ được cai sữa đúng thời điểm. Nghiên cứu về các yếu tố này đã có một số tác giả đề cập đến. Các nghiên cứu về sự liên quan giữa sữa mẹ và viêm phổi trẻ em ở Trung Quốc, Brazil, Canada, Argentina đã chỉ ra rằng trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ vào viện cao gấp từ 1,5 đến 4 lần, trẻ em cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ vào viện gấp 2 lần [14],[39]. Điều này giải thích là do đáp ứng miễn dịch kém, chức năng phổi bị tổn thương do đường kính của của đường hô hấp trên nhỏ hơn và có khuynh hướng tắc nghẽn đường thở ngoại vi. Nghiên cứu ở Brazil cho thấy trẻ đẻ non tháng và trẻ có cân nặng thấp có nguy cơ viêm phổi trong 1 và 2 năm đầu cao hơn bao gồm cả viêm phổi nói chung [37], [39].

Tiêm chủng là một hoạt động rất qua trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em. Trẻ được tiêm chủng đủ, đúng lịch sẽ tạo được miễn dịch bền vững cho trẻ chống lại 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm [22]. Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch sẽ không có kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ nhỏ. Kết quả của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ không được

tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc NKHHCT rất cao gấp 7,92 so với nhóm chứng. Đây là một yếu tố cần được quan tâm trong các nghiên cứu can thiệp sau này về NKHHCT tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.

4.3.3. Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống của trẻ.

Những nghiên cứu ở Kerala, Nepal, Gambia, Zimbabwe, Nam Phi, Tanzania về các yếu tố nguy cơ NKHHCT ở trẻ cho thấy tỷ lệ NKHHCT cao hơn ở nhóm trẻ nhỏ bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà [46], [47]. Các tác giả Jame H và Satoshi Nakai nghiên cứu tại Tanzania cho thấy nguồn ngây ô nhiễm không khí lớn nhất trong nhà là do bố, mẹ hoặc người lớn hút khác thuốc lá, thuốc lào trong nhà. Trẻ nhỏ có bố mẹ hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ mắc các bệnh NKHHCT cao gấp 2 lần so với trẻ nhỏ mà bố/mẹ không hút thuốc. Nghiên cứu tại Brazil cho thấy tỷ lệ mới mắc bệnh hô hấp của những đứa trẻ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá do bố mẹ gấp 1,5 đến 2 lần so với con của những người không hút thuốc lá. Nghiên cứu tại xã Thủy Dương (Huế) năm 2003 cũng cho thấy tỷ lệ trẻ phơi nghiễm với khói thuốc mắc NKHHCT (63,15%) cao hơn nhóm trẻ mắc NKHHCT nhưng không phơi nhiễm với khói thuốc (29,75%) với p< 0,05 [31].

Nghiên cứu của chúng tôi tại huyện Chợ Mới cũng cho kết quả tương tự. Nhóm trẻ có bố mẹ hút thuốc lá, lào có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,39 lần so với nhóm chứng. Rõ ràng trẻ hít phải khói thuốc từ người lớn (hút thụ động) là một yếu tố nguy cơ đến NKHHCT.

Trong đề tài của chúng tôi, các yếu tố môi trường như loại nhà ở tạm bợ, điều kiện nhà ở ẩm thấp là những yếu tố nguy cơ NKHHCT ở trẻ nhỏ. Trẻ phải sống trong điều kiện nhà ở tạm, tình trạng nhà ẩm thấp sẽ dễ bị nhiễm lạnh hơn sơ với trẻ sống trong điều kiện tốt hơn. Nhà ở quá gần chuồng gà, vịt và các gia súc khác như trâu, bò, lợn thì tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố như trên cao hơn hẳn nhóm trẻ ít hoặc không tiếp xúc với các yếu tố đó. Việc phải thay đổi nhận

thức của nhân dân khu vực này thực sự là một vấn đề mang tính thách thức vì tập quán ở nhà sàn và nuôi gia súc dưới gầm sàn đã là một truyền thống có từ lâu đời của hầu hết các hộ gia đình nơi đây. Thực tế nhiều người dân biết tác hại đó nhưng họ vẫn không thay đổi hành vi vì nguy cơ mất trộm gia súc làm họ phải quan tâm tới vấn đề bảo vệ gia súc của mình nhiều hơn mà ít để ý đến nguy cơ cho trẻ nhỏ.

Số người sống trong gia đình đông đúc có phải là một nguy cơ tăng tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ? điều này cũng được chỉ ra trong đề tài của nhóm nghiên cứu tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Khi một thành viên trong gia đình trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ phơi nhiễm với nguy cơ đó và có khả năng bị lây bệnh. Cơ chế lây truyền qua không khí đã được giải thích. Những giọt nước bọt hoặc nước mũi bắt ra khi người bệnh hắt hơi hoặc khi thở, nói chuyện có kích thước trên 100 micromet thường lắng xuống rất nhanh , trong khi các giọt có kích thước nhỏ bị bốc hơi mạnh trong phòng ở thì đa số các giọt này (>100 micromet) bị khô trước khi lắng xuống đất. Những giọt chứa vi khuẩn gây bệnh có thể bay trong không khí khá lâu và làm lây truyền bệnh cho trẻ. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi số người sống trong gia đình đông đúc và điều kiện ở chật chội [40].

Cũng trong một nghiên cứu tại Brazil đã chứng minh rằng gia đình có từ 3 con dưới 5 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao gấp 2 đến 5 lần so với gia đình ít con. Theo chúng tôi điều này rất phù hợp khi xem xét đến vấn đề đông con liên quan đến NKHHCT ở các khu vực vùng cao miền núi tại Việt Nam. Mặt khác, gia đình đông con không chỉ tạo ngánh nặng về kinh tế mà còn làm giảm thời gian mà bà mẹ dành chăm sóc cho từng đứa con do đó làm tăng nguy cơ mắc NKHHCT ở trẻ. Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm nghiên cứu chưa tìm hiểu được mối liên quan giữa số con trong gia đình với bệnh NKHHCT ở trẻ nhỏ. Đây là một hạn chế của đề tài mà chúng tôi cần phải rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau này. Nếu khẳng định được vấn đề

đông con là một nguy cơ NKHHCT tại khu vực này, nghiên cứu sẽ góp phần khuyến cáo người dân trong vùng về việc tích cực thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình, góp phần hạn chế bệnh tật, tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội [14], [39], [51].

KẾT LUẬN

1.Thực trạng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi

- Tỷ lệ mắc NKHHCT chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 40,76%

- Phân loại NKHHCT theo mức độ:

Thể không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh: 35,69%. Viêm phổi: 4,16%.

Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng là: 0,91%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm tuổi mắc NKHHCT: cao nhất ở nhóm trẻ từ 12 – 35 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 45,02%.

- Giới tính: Tỷ lệ trẻ nam mắc NKHHCT: 38,36%; Trẻ nữ: 43,72%.

2.Các yếu tố nguy cơ NKHHCT ở trẻ dƣới 5 tuổi.

- Các yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ

Nghề nghiệp mẹ làm ruộng (OR=2,76) Trình độ học vấn của bà mẹ thấp (OR=1,90)

Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT cho trẻ kém (OR=1,54 )

- Các yếu tố nguy cơ thuộc về trẻ

Tiêm chủng không đầy đủ (OR=7,92) Cân nặng thấp khi sinh (OR=1,96)

Thời gian cai sữa cho trẻ quá sớm (OR=1,53)

- Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống

Làm chuồng gia súc gần nhà (OR=2,55)

Tình trạng nhà ở ẩm thấm, trống trải (OR=2,31) Kinh tế gia đình nghèo (OR= 1,56)

Loại nhà ở tạm (OR=1,49)

Gia đình trẻ có người hút thuốc lá, thuốc lào (OR=1,39) Bếp đun trong nhà (OR=1,25)

Quy mô gia đình đông người (OR = 2,63)

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu về tình hình NKHHCT và một số yếu tố liên quan đến NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ về phòng chống NKHHCT cho trẻ nhỏ. Tăng cường công tác chăm sóc trước sinh, giảm số trẻ có cân nặng thấp khi sinh, thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ. Giữ vệ sinh môi trường nhà ở đặc biệt với những hộ sống trong nhà tạm. Vận động người dân làm chuồng gia súc xa nhà từ 10m trở lên, hạn chế bếp đun trong nhà hoặc có biện pháp thông khói, cách ly trẻ với khói bếp. Vận động người lớn trong gia đình không nên hút thuốc lá, lào trong nhà hoặc gần trẻ.

- Cần triển khai cụ thể các giải pháp can thiệp về NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo nhiều kênh khác nhau tập trung vào các vấn đề: Truyền thông

giáo dục sức khỏe cho người dân, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế hoặc dự phòng NKHHCT bằng vaccin cho trẻ.

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Đặt vấn đề ... 1

Chƣơng 1. Tổng quan ... 3

1.1. Khái niệm, phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em? ... 3

1.1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì?. ... 3

1.1.2. Phân loại các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. ... 3

1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em. ... 4

1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trên Thế giới và tại Việt Nam... 5

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh bắc Cạn (Trang 64 - 73)