Qua nghiên cứu về NKHHCT trẻ em tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn chúng tối thấy đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ trẻ ở hộ nghèo khá cao, chiếm 73,73%, nghề nghiệp tạo thu nhập chính cho gia đình các trẻ tại đây chủ yếu là làm ruộng (86,78%), tỷ lệ trẻ phải sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ còn khá cao (40,49%).
Trình độ học vấn của các bà mẹ tại địa điểm nghiên cứu còn thấp. Các bà mẹ có trình độ THPT trở lên chỉ chiểm 16,49%. Phần lớn từ bậc THSC trở xuống là 80,44% đặc biệt trong số này vẫn còn các bà mẹ mù chữ (1,63%). Thảo luận nhóm với lãnh đạo cộng đồng trước thời điểm điều tra cho thấy, tuy đa số các bà mẹ đạt trình độ học vấn ở bậc THCS nhưng kiến thức chung về y học - phòng bệnh của các bà mẹ rất hạn chế, mặt khác đa số các bà mẹ chỉ học hết THCS mà ít có điều kiện học tiếp ở bậc học
cao hơn. Điều này chắc chắn là một yếu tố khó khăn cho bà mẹ khi tiếp nhận các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Từ thực tế đó, khi xem xét vấn đề trình độ học vấn của bà mẹ với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ, chúng tôi xếp các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống vào 1 nhóm để so sánh với nhóm từ THPT trở lên.
Trong nghiên cứu này, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao tại khu vực nghiên cứu (80,07%) trong đó dân tộc Tày chiếm đa số 58,33%. Dân tộc Kinh chỉ chiếm 19,93% và đa số có nguồn gốc định cư lâu đời, rất ít trường hợp người Kinh tái định cư tại đây. Có thể nói dân tộc Kinh trở thành thiểu số tại đây, một số hành vi sức khỏe của người Kinh gần như tương tự với các dân tộc thiểu số khác tại khu vực nghiên cứu [32].
4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi
Khám lâm sàng các trẻ dưới 5 tuổi tại 4 xã trong diện nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ NKHHCT chung ở trẻ em là 40,76%. Theo chúng tôi, tỷ lệ này là khá cao trong cộng đồng nhưng phù hợp với tình hình thực tế của khu vực nghiên cứu trong đề tài. Chợ Mới là một huyện vùng cao miền núi của tỉnh Bắc Kạn, 4 xã trong diện nghiên cứu đều là những xã thuộc chương trình 135 của Chính Phủ và hơn 80% số dân trong các xã là người dân tộc thiểu số [11].
So sánh với những nghiên cứu gần đây về NKHHCT cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn cao hơn so với các nghiên cứu ở các địa phương khác. Như trong nghiên cứu của các tác giả Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ về NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại Huế năm 2003 kết luận tỷ lệ mắc là 39,75%. Theo khảo sát của Phạm Thị Minh Hồng (2004) vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỷ lệ NKHHCT trong cộng đồng là 40,03%, xấp xỉ kết quả nghiên cứu của chúng tôi [18], [28].
So sánh với số liệu tại các bệnh viện cho thấy, các trẻ nhập viện được chẩn đoán là NKHHCT có tỷ lệ khác biệt so với kết quả của chúng tôi khi nghiên cứu tại cộng đồng. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT vào điều trị là 32,5%. Tỷ lệ này cao gấp gần 2 lần bệnh tiêu chảy (17,7 %) và đứng đầu trong các nguyên nhân nhập viện điểu trị ở trẻ. Tử vong do NKHHCT chiếm 20,2% tổng số tử vong ở trẻ. Số trẻ mắc NKHHCT vào viện điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa thành phố Đà Nẵng là 45,6%, số trẻ chết do viêm phổi 32,5%. Tại bệnh viện tỉnh Sơn La, tử vong do viêm phổi ở trẻ em chiếm 63,2% số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại bệnh viện huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang số trẻ mắc NKHHCT vào điều trị là 92,8%, tử vong do viêm phổi chiếm 88,9% tổng số tử vong nhi tại bệnh viện [8]. Có thể thấy tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ tại khu vực miền núi có xu hướng cao hơn hẳn khu vực đồng bằng thành thị.
Tác giả Nguyễn Thu Nhạn khi khảo sát 20 bệnh viện tại Việt Nam để tìm hiểu tình hình bệnh tật trẻ em cho thấy: vấn đề chẩn đoán, phân loại và điều trị của CBYT tuyến cơ sở không tốt, đây là một 1 trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ nhập viện và tỷ lệ tử vong do NKHHCT tăng cao, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong đó có Bắc Kạn.
Khi phân loại NKHHCT theo các thể, tỷ lệ mắc cao nhất ở thể không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh (35,69%). Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi và viêm phổi nặng chiếm 5,08 % tổng số trẻ điều tra (Bảng 3.9). Theo "Đánh giá hoạt động y tế cơ sở" năm 2004, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%) trong tổng số các nguyên nhân tử vong ở trẻ nhỏ, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy cấp (5,1%).
Kết quả điều tra của dự án NKHHCT cho thấy hàng năm có khoảng 1600 lượt trẻ bị viêm phổi, tỷ lệ tử vong do viêm phổi khoảng 2,8/1000 trẻ. Với 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước, ước tính số tử vong do viêm phổi không dưới 20.000 trẻ/ năm [8].
Các nghiên cứu tại bệnh viện cũng kết luận viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ khi nhập viện. Tác giả Bế Văn Cẩm khi nghiên cứu 482 bệnh nhi tử vong tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thì có 223 trẻ dưới 1tuổi chết do viêm phổi chiếm 51,74% đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ [10].
Điều này cho thấy việc duy trì tiến tới giảm tỷ lệ mắc viêm phổi trẻ em tại khu vực này cần phải được thực hiện tích cực hơn nữa. Đây cũng chính là một trong các mục tiêu chung của Bộ Y tế trong phương hướng hoạt động của chương trình NKHHCT giai đoại 2006 – 2010[8].
Khi phân loại NKHHCT theo lứa tuổi của trẻ tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ mắc NKHHCT chung có xu hướng tăng cao sau 12 tháng tuổi. Ở nhóm trẻ từ 12 đến 35 tháng, tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm này là 45,02% cao nhất trong các nhóm tuổi. Theo chúng tôi có thể ở lứa tuổi này sức đề kháng của trẻ bị hạn chế do kháng thể từ mẹ sang trong thời kỳ bào thai đã không còn, khả năng cung ứng các kháng thể bề mặt cũng đã hết, khả năng tự đề kháng còn đang bị hạn chế. Vì vậy, trẻ vẫn có thể có tỷ lệ mắc NKHHCT cao ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc NKHHCT không giảm mà vẫn còn khá cao khi trẻ được 36-59 tháng tuổi (42,53%). Kết quả của chúng tôi khác với kết quả của Hà Văn Thiệu: nhóm trẻ dưới 1 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất (53,29%) còn nhóm trẻ từ 4 – 5 tuổi lại có tỷ lệ mắc thấp nhất (28,27%) [31].
Phân loại NKHHCT theo mức độ bệnh và tiến hành so sánh ở từng nhóm tuổi nghiên cứu đã cho thấy trong những trẻ mắc viêm phổi nặng thì cao nhất ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi và giảm dần khi trẻ lớn lên. Điều này là phù hợp vì ở nhóm tuổi dưới 2 tháng, do sự chưa hoàn thiện về đặc điểm giải phẫu cũng như sinh lý của hệ hô hấp nên ở tuổi này trẻ rất dễ mắc NKHHCT, còn khi trẻ đã bị viêm phổi thì sẽ chuyển sang viêm phổi nặng rất nhanh do vậy mà WHO xếp loại viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Trong nghiên cứu tại huyện Chợ Mới – Bắc Kạn, chúng tôi không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc NKHHCT giữa trẻ trai và trẻ gái (p>0,05). Tương tự như kết quả nghiên cứu của Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ (2003) trên 400 trẻ dưới 5 tuổi: tỷ lệ trẻ nam mắc NKHHCT là 40,57%; ở trẻ nữ là 39,11% nhưng p<0,05. Nghiên cứu 5524 trẻ dưới 5 tuổi tại Tanzania [46] cũng cho kết quả tương tự khi tìm hiểu mối liên quan giữa giới và tỷ lệ mắc ARI. Trong nghiên cứu này, trẻ nam có tỷ lệ mắc NKHHCT là 11,21%, trẻ nữ là 9,85 tuy nhiên OR =0,86(0,72-1,03).