Về số lượng hồng cầu và giải phân bố kích thước hồng cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh thalassemia và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dân tộc tày và dao tại huyện định hóa-tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 57)

Qua số liệu nghiên cứu (bảng 3.12) cho thấy trung bình số lượng hồng cầu ở nhóm trẻ mang gen bệnh là 5,23  0,76 và nhóm trẻ không mang gen bệnh là 4,80  0,68, mặc dù chỉ số này ở cả hai nhóm trẻ đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường (4,0 - 5,4) [17], tuy nhiên ở nhóm trẻ không mang gen bệnh có trung bình số lượng hồng cầu thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm trẻ mang gen bệnh (p<0,05), có thể đây là sự tăng hồng cầu bù trừ trước tình trạng thiếu máu nhược sắc do những khuyết thiếu của -globin ở người mang gen bệnh. Điều này cũng góp phần giải thích vì sao các dấu hiệu thiếu máu trên lâm sàng nghèo nàn, các dấu hiệu về rối loạn như biến dạng xương, gan, lách không gặp và biểu hiện ở hai nhóm trẻ là tương đương nhau. Về giải phân bố kích thước hồng cầu cho thấy tăng nhẹ (13,58  1,41) ở nhóm trẻ mang gen bệnh, kết quả này là khá phù hợp với nghiên cứu của Dương Bá Trực (14,6  1,0) [24] ở các đối tượng mang gen bệnh dị hợp tử. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình RDW ở hai nhóm trẻ mang gen bệnh và không mang gen bệnh, điều này chứng tỏ khi trẻ mang gen bệnh sự -Thal kích thước hồng cầu không đều, nhận định này là phù hợp với một số tác giả nghiên cứu trước về bệnh -Thal như: Nguyễn Công khanh [13], Bạch Quốc Tuyên [28], Aratvej A.B [2]. Tuy nhiên để chứng minh sự biến

đổi về hình dáng hồng cầu rõ rệt hơn cần làm thêm xét nghiệm quan sát hình dáng, kích thước hồng cầu dưới kính hiển vi quang học.

4.3.2.4. Về hematocrit và nồng độ Hb trung bình hồng cầu

Kết quả ở bảng 3.13 chứng tỏ HCT trong nhóm trẻ mang gen bệnh giảm nhẹ so với chỉ số HCT người Việt Nam (0,39- 0,43%). Như vậy, -Thal có ảnh hưởng tới chỉ số HCT, làm cho HCT giảm. Trong khi số lượng hồng cầu bình thường, thậm chí còn tăng nhẹ. Đây cũng là một lý do cho phép nói lên tình trạng hồng cầu nhỏ, kết quả này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Công Khanh và cộng sự là HCT phản ánh trung thực tình trạng thiếu máu trong quần thể bệnh hơn [12 .

Ở nhóm trẻ mang gen bệnh tỷ lệ có MCHC≤300 g/l là 29,5% cao hơn so với nhóm trẻ không mang gen bệnh (6,9,%), sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Điều này đã phản ánh đúng bản chất của bệnh, kết quả này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Công Khanh 10, rằng nồng độ Hb trung bình hồng cầu ở giới hạn thấp của hằng số sinh học người Việt Nam và theo tác giả đây là một yếu tố tốt để chẩn đoán phân biệt hiện tượng nhược sắc của hồng cầu trong bệnh -Thal với thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến ở nước ta (trong thiếu máu thiếu sắt MCHC giảm rất nặng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh thalassemia và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dân tộc tày và dao tại huyện định hóa-tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)