Đặc điểm nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên (Trang 41 - 42)

Màu sắc khuẩn ty khí sinh, khuẩn ty cơ chất và sắc tố tan

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường: Gause - I, Gause - II, ISP - 1, ISP - 2, ISP - 3, ISP - 4, ISP - 5, ISP - 6, ISP - 7 ở nhiệt độ phòng. Sau 7, 14, 21 ngày lấy ra quan sát màu sắc KTKS, KTCC và sắc tố tiết ra môi trường [33], [37].

Sự hình thành sắc tố melanin

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường ISP - 6 ở nhiệt độ phòng. Bắt đầu quan sát màu của môi trường sau 24 giờ cho đến ngày thứ 14. Nếu sinh melanin, màu của môi trường sẽ chuyển từ màu vàng nhạt sang màu nâu đậm cho đến màu đen [33].

2.2.4.3. Đặc điểm sinh lý - sinh hóa

Khả năng sinh enzym ngoại bào

- Chiết dịch enzym

Thu enzym từ môi trường lỏng: xạ khuẩn sau khi được nuôi trên môi trường Gause II dịch thể sẽ được lọc bỏ sinh khối hoặc ly tâm ở 5000 vòng/ phút trong 15 phút, chiết dịch trong thì thu được enzym thô.

- Xác định hoạt tính các enzym ngoại bào bằng phương pháp khuếch tán trên thạch với một trong các nguồn cơ chất sau:

- Tinh bột tan (xác định hoạt tính amylaza) - Cazein (xác định hoạt tính proteaza) - CMC (xác định hoạt tính endoglucanaza).

Chuẩn bị môi trường cơ chất - thạch gồm: 20g thạch + 2 - 10g cơ chất, pha môi trường trong 1000 ml nước. Thanh trùng ở 1 atm trong 30 phút. Đổ môi trường vào các đĩa Petri sao cho bề dày lớp thạch khoảng 3 mm. Dùng khoan nút chai đục lỗ (d = 10 mm) trên lớp thạch cách nhau 40 mm. Nhỏ 0,2 ml dung dịch enzym cần thử và 0,2 ml nước làm đối chứng, để ở tủ lạnh 40C

-32-

Hoạt tính enzym được xác định bằng giá trị D - d (mm). Sau khi nhuộm màu đỏ Công gô (cơ chất CMC), axit tricloaxetic (cơ chất casein) và thuốc thử Lugol (cơ chất tinh bột). Vùng cơ chất bị phân giải không bắt màu ở xung quanh lỗ thạch.

Khả năng chịu muối

Cấy xạ khuẩn trên môi trường thạch nghiêng ISP - 1 có bổ sung thêm NaCl với các nồng độ 0,5; 3; 7; 9; 11; 12 (%). Sau 7 - 10 ngày lấy ra quan sát sự sinh trưởng.

Khảnăng sử dụng các nguồn cacbon

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường ISP - 9 có bổ sung 1% các nguồn đường: Glucoza, maltoza, fructoza, lactoza, sacaroza....

Cách làm: Cân 1g đường, thanh trùng bằng đèn UV rồi bổ sung vào 100ml môi trường ISP - 9 còn nóng. Lắc cho tan đường rồi đổ vào đĩa Petri và nuôi cấy xạ khuẩn ở nhiệt độ 28 -300C, sau 14 ngày quan sát sự sinh trưởng của các chủng và so sánh với đối chứng [33].

Trong đó môi trường có glucoza được coi là đối chứng dương (+) và môi trường không có đường được coi là đối chứng âm (-).

- Nếu xạ khuẩn sinh trưởng mạnh bằng hoặc kém hơn đối chứng dương một ít: có khả năng sử dụng loại đường đó. ký hiệu là (+).

- Nếu xạ khuẩn sinh trưởng mạnh hơn đối chứng dương, ký hiệu là (++). - Nếu xạ khuẩn sinh trưởng bằng đối chứng âm hoặc không mọc: không có khả năng sử dụng loại đường đó, ký hiệu là (-).

- Nếu xạ khuẩn sinh trưởng tốt hơn đối chứng âm một ít nhưng kém hơn đối chứng dương nhiều, ký hiệu là (±).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)