Hoạt tính kháng sinh củ a2 chủng R2 và Đ1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên (Trang 58 - 60)

Hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn cũng là một trong các chỉ tiêu phân loại. Cùng với việc nghiên cứu khả năng kháng nấm gây bệnh trên chè. Chúng tôi cũng kiểm tra khả năng kháng một số chủng nấm kiểm định gây bệnh thực vật như đã nêu trong mục 2.1.1.3. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.9 và hình 3.9.

Bảng 3.9: Hoạt tính kháng sinh của 2 chủng R2 và Đ1 với 3 chủng nấm kiểm định

Chủng xạ khuẩn

Hoạt tính kháng sinh (D - d, mm)

F. oxysporum F. moniliforme R. solani

R2 22 15 17

Đ1 18 19 0

Kết quả trên bảng 3.9 cho thấy: chủng R2 có phổ ức chế các VSV kiểm định khá rộng, có khả năng kháng cả 3 loại nấm. Tuy nhiên chủng R2 có khả năng kháng nấm F. oxysporum là mạnh nhất với vòng ức chế là 22 mm, còn với nấm R. solani là 17 mm và nấm F. moniliforme là 15 mm (hình 3.9).

Chủng Đ1 chỉ có hoạt tính chống nấm F. oxysporumF. moniliforme mà không có khả năng kháng nấm R. solani.

-49-

Khả năng đối kháng các chủng VSV cùng với các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hóa được dùng để tham khảo trong phân loại các chủng xạ khuẩn này.

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy 2 chủng xạ khuẩn Đ1 và R2 không chỉ có khả năng kháng nấm gây bệnh trên chè mà cũng có khả năng kháng cả các nấm gây bệnh thực vật như F. oxysporum, F. moniliforme, R.

solani.

VSV kiểm định: F. oxysporum VSV kiểm định: F. monilforme

F. oxysporum F. moniliforme VSV kiểm định: R. solani R. solani. F.oxysporum m D1 D1 D1 R2 R2 R2 ĐC ĐC ĐC

-50-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)