Phƣơng pháp bôi trơn –làm nguội tối thiểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh các phương pháp tưới trong công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu khi phay rãnh.pdf (Trang 36 - 40)

- Tƣới dung dịch trơn nguội bằng cách dùng thiết bị vòi dẫn dung dịch vào tất cả các lƣỡi cắt: Phương pháp này hiệu quả tưới cao, thường sử dụng cho

1.9.3. Phƣơng pháp bôi trơn –làm nguội tối thiểu

Dung dịch được phun vào vùng gia công với một áp suất nhất định, chuyển một lượng nhỏ dung dịch vào vùng cắt với một tốc độ cao (250 300 m/phút), chúng có tác dụng bôi trơn và làm nguội rất hiệu quả.

Tác dụng hút nhiệt của phương pháp bôi trơn và làm nguội tối thiểu là rất cao. Dùng phương pháp này cho phép nâng cao tuổi bền của dao thép gió và dao hợp kim cứng từ 1.5 3 lần so với phương pháp tưới tràn. Phương pháp này có các ưu điểm, nhược điểm sau:

*Ƣu điểm:

- Lượng dung dịch trơn nguội cần thiết chỉ bằng 20 30% so với lượng dung dịch sử dụng theo phương pháp tưới tràn, do đó giảm chi phí chế tạo chất bôi trơn làm lạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Hiệu quả bôi trơn, làm nguội cao nên giảm lực, giảm nhiệt dẫn đến nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tiết kiệm dung dịch trơn nguội, giảm ô nhiễm môi trường. - Đảm bảo tuổi bền của dụng cụ.

- Phoi sạch, không gây ô nhiễm môi trường. - Không gian làm việc sạch.

* Nhƣợc điểm:

- Khó vận chuyển phoi ra khỏi vùng cắt. - Nhiệt độ chi tiết cao.

Kết luận chƣơng 1

Phương pháp bôi trơn – làm nguội có vai trò rất quan trọng trong gia công cắt gọt, có tác dụng giảm nhiệt độ của vùng cắt, giảm mòn do ma sát, giảm công tiêu hao khi cắt, giảm hệ số co rút phoi, tăng chất lượng bề mặt gia công, nâng cao tuổi bền của dao,...

Các phương pháp bôi trơn - làm nguội được sử dụng trong quá trình gia công: phương pháp tưới tràn, phương pháp gia công khô, phương pháp bôi trơn - làm nguội tối thiểu. Trong các phương pháp đó thì phương pháp tưới tràn được dùng phổ biến nhất hiện nay, nhưng lại có nhược điểm: gây ra ô nhiễm môi trường, đất đai và nguồn nước, hiệu quả bôi trơn - làm nguội thấp, tốn dung dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phương pháp bôi trơn - làm nguội tối thiểu là một phương pháp có rất nhiều ưu điểm như: hiệu quả bôi trơn - làm nguội cao, kéo dài tuổi thọ của dụng cụ cắt, lượng tiêu hao dung dịch nhỏ và dung dịch khi phun vào vùng cắt sẽ bốc hơi hết do đó sẽ không có lượng dung dịch cần xử lý sau khi hết hạn sử dụng như bôi trơn - làm nguội tưới tràn. Phoi gia công sạch, không gian làm việc thoáng mát sạch sẽ và không bị ô nhiễm môi trường.

Do phương pháp bôi trơn – làm nguội tối thiểu có những ưu điểm trên nên từ những năm 90 của thế kỷ 20, ở các nước công nghiệp phát triển đã có một số công trình nghiên cứu và thu được nhiều kết quả khả quan:

- Công trình của tác giả A. ATTANASIO, C. REMINO (ITALY) [17] : Nghiên cứu trong tiện thép 100Cr6 sử dụng phương pháp bôi trơn - làm nguội tối thiểu. Trong công trình này tác giả đã so sánh giữa phương pháp tiện khô với phương pháp tiên sử dụng dao phủ CBN kết hợp với phương pháp bôi trơn – làm nguội tối thiểu, kết quả thu được đã cho thấy mòn dụng cụ rất ít nên đã tăng được tuổi đời của dao khi sử dụng phương pháp bôi trơn làm nguội tối thiểu.

- Công trình của tác giả DHAR N.R (Anh) [18]: Đánh giá hiệu suất của phương pháp bôi trơn – làm nguội tối thiểu bằng dầu thực vật thông qua gía trị của lực cắt, nhiệt độ vùng cắt, mòn dụng cụ và chất lượng bề mặt khi tiện thép AISI – 1060. Sau khi tiến hành thí nghiệm kết quả đã cho thấy:

+ Hệ thống bôi trơn – làm nguội tối thiểu đã làm giảm mòn dao, nâng cao được tuổi bền của dao và chất lượng bề mặt tốt hơn.

+ Độ nhấp nhô bề mặt và độ chính xác kích thước chủ yếu đã được nâng cao vì đã giảm được mòn và không gây ảnh hưởng đên đỉnh mũi dao bằng cách áp dụng phương pháp bôi trơn làm nguội tối thiểu.

+ Bôi trơn - làm nguội tối thiểu bằng dầu thực vật đã giảm được lực cắt khoảng 5 – 15%, Px giảm được nhiều hơn Pz. Do duy trì được góc cắt sắc nên đã giảm đuợc nhiệt độ của vùng cắt đó là lý do chủ yếu để giảm lực cắt bằng phương pháp bôi trơn – làm nguội tối thiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Qua các công trình nghiên cứu trên, ta thấy công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiểu có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Ở Việt Nam, công nghệ này mới chỉ được tiếp cận trong vài năm trở lại đây và đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu đến độ mòn dao và chất lượng bề mặt khi phay rãnh bằng dao phay ngón, nghiên cứu so sánh các phương pháp bôi trơn làm nguội tối thiểu khi doa, nghiên cứu xác định áp lực và lưu lượng hợp lý để thực hiện công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu khi khoan,...cho kết quả rất khả quan và đã được áp dụng vào trong thực tế ở một số cơ sở sản xuất.

Với mục đích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu một cách có hiệu quả trong điều kiện cụ thể ở nước ta, Tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu so sánh các phƣơng pháp tƣới trong công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu khi phay rãnh” là cần thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2:CÔNG NGHỆ BÔI TRƠN – LÀM NGUỘI TỐI THIỂU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh các phương pháp tưới trong công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu khi phay rãnh.pdf (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)