Thảo luận kết quả:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh các phương pháp tưới trong công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu khi phay rãnh.pdf (Trang 59 - 61)

- Dụng cụ đo lƣu lƣợng:

3.5. Thảo luận kết quả:

Từ kết quả thí nghiệm cho ta thấy rõ khi dùng cùng một loại dung dịch trơn nguội là dầu lạc thì:

- Ảnh hưởng của phương pháp tưới trong công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiểu đến mòn dao (hình 3.6). Khi sử dụng phương pháp bôi trơn - làm nguội tối thiểu tưới kiểu nhỏ giọt bằng dầu lạc ta thấy tốc độ mòn của dụng cụ cắt nhỏ hơn hẳn so với phương pháp bôi trơn làm nguội tối thiểu tưới kiểu sương mù. Nguyên nhân là do hiệu quả của phương pháp bôi trơn - làm nguội tưới kiểu sương mù thấp hơn nên gây ra ma sát của mặt cắt với mặt sau và ma sát của phoi với mặt trước của

Hình 3.9. Biểu đồ so sánh lượng lượng tiêu hao dầu khi sử dụng các phương pháp tưới khác nhau trong công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn dao do các hạt tinh thể cứng của vật liệu gia công làm xước vật liệu dao, dần dần dẫn đến phá huỷ dao.

- Tuổi bền của dao: tưới kiểu sương mù thì độ mòn theo phương hướng kính của dao là 0.15 (mm) sau thời gian gia công là 110 phút thì dao bị phá hủy, hoàn toàn mất khả năng cắt. Với tưới kiểu nhỏ giọt, độ mòn theo phương hướng kính của dao cho phép 0.15 (mm) thì tuổi bền 136 phút (tăng 123,6% so với tưới kiểu nhỏ giọt). Sau thời điểm này dao vẫn còn khả năng cắt tốt (hình 3.7). Nếu đánh giá tuổi bền theo chỉ tiêu dao bắt đầu mòn khốc liệt thì khi tưới kiểu nhỏ giọt tuổi bền của dao tăng 145,5 % so với tưới kiểu sương mù (hình 3.8). Sở dĩ như vậy là do khi tưới kiểu nhỏ giọt có khr năng bôi trơn và làm nguội tốt hơn so với tưới kiểu sương mù nên đã làm giảm độ mòn và tăng đáng kể tuổi bền của dao.

- Dựa vào bảng số liệu so sánh lượng tiêu hao dầu khi sử dụng các phương pháp tưới khác nhau trong công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu (hình 3.9), lượng tiêu hao dung dịch trơn nguội khi sử dụng phương pháp tưới kiểu nhỏ giọt là 12ml cho 100 phút gia công, tưới kiểu sương mù là 24 ml cho 100 phút gia công. Do đó khi áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Kết luận chƣơng 3

- So sánh và đã nêu ra được ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp. Qua đó nêu ra được ưu điểm nổi bật của phương pháp bôi trơn – làm nguội tối thiểu tưới kiểu nhỏ giọt.

- Đã thực hiện thành công thí nghiệm và kết quả đảm bảo độ tin cậy .

- Xây dựng được mối quan hệ giữa lượng mòn dao theo đường kính và thời gian gia công, so sánh được tuổi bền của dụng cụ cắt, lượng tiêu hao dung dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh các phương pháp tưới trong công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu khi phay rãnh.pdf (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)