Trong chương này đã phân tích và đưa ra sơ đồ tổng quát của hệ thống điều khiển theo nguyên tắc cực trị.
Đã đưa ra sơ đồ khối điều khiển tuyến tính có vùng không nhạy mạch vòng ổn định lưu lượng dầu.
Thiết kế bộ điều khiển thích nghi theo nguyên tắc cực trị dùng phương pháp bước cho mạch vòng điều khiển lưu lượng gió, đã đưa ra phương án và thiết kế phần cứng bộ điều khiển theo ý tưởng đề ra và đã tiến hành chạy mô phỏng từng phần và cả bộ điều khiển trên phần mềm MUTIL SIM-8, các kết quả mô phỏng chứng tỏ chất lượng của bộ điều khiển đạt như mong muốn. Việc tính chọn các thiết bị dùng các vi mạch đảm bảo độ tác động nhanh và tin cậy, giảm kích thước của bộ điều khiển.
Đề tài đã nghiên cứu và thiết kế thành công mạch điều khiển cho động cơ chấp hành, sử dụng động cơ xoay chiều một pha rotor lồng sóc phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiện nay.
Để đơn giản trong quá trình điều khiển ta thực hiện thuật toán “bước đều”, trong quá trình tìm cực trị để thời gian tìm nhanh nhất cần hiệu chỉnh để giá trị dịch bước lớn. Tuy nhiên, nếu chọn “bước nhảy” lớn sẽ dẫn tới khả năng hệ chỉ dao động quanh điểm cực đại mà không thể “bước” tới đỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi yêu cầu chất lượng điều khiển cao hơn, và để tránh khả năng hệ không thể “bước” tới đỉnh của hệ, ta sử dụng thuật toán “bước” theo cấp, “bước nhảy” phụ thuộc vào độ lớn của sai lệch. Do đó sẽ đảm bảo càng xa điểm cực đại bước nhảy càng lơn, quá trình tìm cực trị nhanh hơn, hệ làm việc gần điểm cực trị hơn chất lượng điều khiển cao hơn.
Khi hệ tìm được cực trị, để mạch làm việc trong vùng ổn định cần hiệu chỉnh mức ngưỡng của khối logic hợp lý đảm bảo yêu cầu công nghệ và chất lượng điều khiển.
Đối với động cơ mở van, đề tài sử dụng động cơ xoay chiều một pha, đó là loại động cơ được ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật điều khiển. Một trong những kho khăn lớn của ngời thiết kế là khó có thể tìm được mô hình chính xác của laọi động cơ này. Trong nhiều trường hợp khi thời gian quá độ của động cơ nhỏ hơn nhiều so với thời gian quá độ của hệ thống thì ta có thể sử dụng hàm truyền gần đúng. Trong chương này đã giới thiệu và xây dựng hàm truyền gần đúng của động cơ xoay chiều một pha, khi bỏ qua quán tính điện từ. Từ đó làm tài liệu cơ sở để mô thiết kế các hệ thống tương tự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 4: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG