Thức " phu tử tòng tử"

Một phần của tài liệu Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người việt.pdf (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.1.3. thức " phu tử tòng tử"

Đây là quy luật biến người phụ nữ thành của riêng người đàn ông. Chẳng những họ phải thờ chồng như lúc sống mà cả đến lúc chết cũng phải một dạ thờ chồng. "Chế độ phụ quyền dùng đạo "Tam tòng" để bắt ngƣời phụ nữ phải sống trong khuôn khổ lệ thuộc đàn ông. Trong quan hệ hôn nhân, xã hội cũng ít chấp nhận việc ly dị, nhất là khi phụ nữ là ngƣời chủ động" [65]. Dư luận xã hội luôn có ác cảm đối với những người phụ nữ gặp phải điều bất hạnh này trong hôn nhân, dù trong nhiều trường hợp họ không phải là người có lỗi. Nhiều người phụ nữ đã phải cam chịu một cuộc hôn nhân không có hạnh phúc trong suốt cả cuộc đời. Lệ tục làng xã còn cư xử đầy nghiệt ngã đối với những phụ nữ không chồng mà chửa, ngoài ra còn tước đi quyền làm mẹ chính đáng của nhiều phụ nữ không may mắn có được một mái ấm gia đình, buộc họ phải suốt đời sống trong cảnh cô đơn. Nhiều người đã phải bỏ làng ra đi để giữ lấy thanh danh của gia đình, dòng họ.v.v...

Có thể nhận thấy rằng, trong pháp luật phong kiến cũng như lệ tục của làng xã, do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội rất mờ nhạt, thậm chí họ phải chấp nhận sự đối xử bất bình đẳng so với nam giới. "Đạo tam tòng" đã buộc chặt người phụ nữ vào những khuôn phép khắc nghiệt vô hình. Chế độ phụ quyền với tư tưởng Nho giáo hà khắc, nghiệt ngã thực sự đã gây ra cho người phụ nữ xưa vô vàn những nỗi khổ đau cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã bị chế độ phụ quyền áp đảo làm mất hết quyền hạn và giá trị nên có một vị trí thấp kém trong xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người việt.pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)