8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1.3. Hiệu quả của thể lục bát
Ta thấy ca dao là một thể loại của văn học dân gian có tính trữ tình, có vần điệu, phần lớn là thể thơ lục bát. Nhịp điệu của thể thơ này linh hoạt, uyển chuyển, không gò bó, không bị hạn chế về độ dài ngắn của tác phẩm. Thể thơ lục bát có sở trường trong việc diễn đạt các trạng thái xúc cảm đa dạng. Trong cuốn Thi pháp ca dao, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã trích dẫn ý kiến của Nguyễn Đình Thi nói về sự ưu việt của thể thơ lục bát: "Dùng một hình ảnh ta có thể ví lối thơ Đƣờng luật nhƣ một chiếc bình pha lê kết tinh trong suốt nhƣng không đủ sức lôi cuốn của một dòng sông. Thơ lục bát, trái lại, vì hợp với tiếng nói nƣớc ta hơn nên có thể dùng đƣợc nguồn cảm hứng tràn lan, đó là thể thơ
ca hát, kể chuyện của dân chúng".[15,tr.119]
Theo Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 15), Nguyễn Xuân Kính chủ biên cho biết: " Trong bài tựa sách Quốc âm từ điệu ở TK XIX, Phạm Đình Toái đã nhận xét: "Thể thơ lục bát đâu đâu cũng quen thuộc không hẹn mà giống nhau, tao nhân mặc khách mở miệng nên thơ, gái dệt, trai cày nói lời hợp điệu, cho đến câu hát của xóm làng, lời đùa của trẻ con cũng không gì là không nhịp nhàng, hợp vần" [27,tr.64].
"Trong sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt, có 10.305 lời ca dao trên tổng số 11.825 lời đƣợc sáng tác theo thể lục bát, chiếm 87%".[27,tr.64]
"Trong sách Ca dao Việt Nam, có 973 lời trên tổng số 1015 lời đƣợc sáng tác theo thể lục bát, chiếm 95%" [27,tr.64]
Do yêu cầu phản ánh, thể hiện tình cảm cần lời ít mà ý sâu, càng ngắn gọn càng dễ nhớ, dễ lưu truyền, phổ biến nên tính kiệm lời, cô đọng, ngắn gọn là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật biểu hiện của ca dao. Cho nên những bài ca dao nói về nét đẹp của người phụ nữ cũng thường có một đơn vị tác phẩm (một cặp 6/8) hoặc gồm hai đơn vị tác phẩm( hai cặp 6/8). Tuy nhiên khác với truyện cổ, phương thức biểu hiện tình cảm của ca dao ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu sức chứa chở cảm xúc. Ví dụ: khi đề cập đến thân phận, cuộc đời, tương lai của người phụ nữ, mỗi miền đất lại có cách thể hiện khác nhau: Các cô gái miền Bắc nói về tâm trạng mình:
-Thân em nhƣ tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?[10,tr.774] Cùng tâm trạng, tình cảm đó, cô gái Trung Bộ thể hiện:
-Thân em nhƣ chiếc thuyền tình Mƣời hai bến nƣớc linh đinh
Biết đâu trong đục nƣơng mình gửi thân.[10,tr.775]
Trên miền đất Nam Bộ, dù thiên nhiên có hào phóng ban tặng nhiều sản vật phong phú thì người con gái vẫn có nỗi lo:
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?[10,tr.740]
Những thân phận mong manh, lênh đênh như "tấm lụa đào", "chiếc thuyền tình", "trái bần trôi" đã mang tâm hồn, tình cảm, dấu ấn thiên nhiên miền đất sinh sống của những người con gái không có quyền định đoạt số phận, hạnh phúc, cuộc đời. Nỗi đau khổ, cay đắng chất chứa trong tiếng thở than nghẹn ngào đã làm rung lên niềm thương cảm của trái tim bao người nghe. Do đặc điểm ngắn gọn nên dung lượng phản ánh của mỗi lời ca dao rất hàm súc. Hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp. Tâm hồn, cảm xúc của con người rất tinh tế, nhiều cung bậc. Mỗi lời ca dao đã phản ánh một khía cạnh của cuộc sống, nên từ đó có hiện tượng trái nghĩa, hay có nhiều cách biểu hiện khác nhau.Ta hãy nghe một cô gái miền Bắc nói về bổn phận:
-Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.[27,tr.359] Tương tự, cô gái miền Nam cũng nói:
-Có chồng phải luỵ cùng chồng
Nắng mƣa phải chịu, mặn nồng phải theo.[27,tr.359] Thực tế lại có lời ca dao biểu hiện thái độ:
-Có chồng thì mặc có chồng
Còn đi chơi trộm kiếm đồng mua rau.[27,tr.359] Bên cạnh lời ca dao ca ngợi người phụ nữ chung thuỷ:
-Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.[27,tr.370] thì lại có những lời có nội dung trái ngược:
-Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng khiêng ra ngoài đồng.[10,tr.304]
Trong những câu ca này ta cần hiểu thủ pháp tương phản để thể hiện sự phản kháng quyết liệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, chống đối lại lễ giáo hà khắc và những quan niệm cực đoan.
Như vậy, qua nhiều lời ca dao nói chung và những bài ca dao nói về nét đẹp của người phụ nữ nói riêng, ta thấy tính thống nhất nổi bật đó là sự ngắn gọn, kiệm lời, cô đọng, hàm súc. Tính chất ngắn gọn là một đặc điểm chung, thống nhất của ca dao cổ truyền và nó được thể hiện chủ yếu thông qua thể lục bát, là thể thơ chiếm số lượng lớn trong ca dao nói về nét đẹp của người phụ nữ.