Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt

Một phần của tài liệu Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người việt.pdf (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.2. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt

Trang phục là nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền. Nó không chỉ gói gọn trong yếu tố “ăn chắc mặc bền” mà còn là một nghệ thuật. Từ xa xưa, phụ nữ đã biết may mặc các kiểu trang phục truyền thống, khéo léo sử dụng nhiều màu sắc tự nhiên gần gũi với cuộc sống, biểu hiện một xu hướng thẩm mỹ. Đồng thời trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc). "Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài ngƣời. Trang phục cũng đƣợc thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Ba nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là chiếc áo yếm, chiếc áo dài và nón lá"[55,tr. 576]

Theo Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam: " thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lƣng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sƣờn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo"[55,tr.578].

Khi nói về " Cách thức trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt trong cách ăn mặc của ngƣời Việt, tác giả Trần Ngọc Thêm đã giúp ta thấy được : Yếm: Áo yếm là trang phục không thể thiếu của phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông, có sợi dây để quàng vào cổ, được dùng như một dạng áo để che ngực. Áo yếm thường được mặc chung với áo tứ thân. Cô thôn nữ tóc vấn khăn, yếm cổ xây hoặc cổ viền với quần sồi, quần lĩnh mộc mạc là hình ảnh tiêu biểu cho lối ăn mặc xưa. Cái yếm xuất hiện từ xa xưa và được định hình vào thế kỷ XII đời Lý. Đến năm 1696, phụ nữ lao động thường mặc yếm cổ xây, được khoét tròn và viền một cách tỉ mỉ. Nếu khóet chữ V gọi là yếm cổ xẻ, nếu xẻ xuống sâu nữa gọi là yếm cánh nhạn, mới hơn là yếm cổ kiềng. Chiếc cổ áo tưởng chừng như quá đơn giản này lại tôn thêm vẻ đẹp của chiếc cổ thiếu nữ ba ngấn. Với phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài

đường tết lại với nhau thành hình lưới quả trám. Đến năm 1802 trở đi, yếm là một miếng vải vuông đặt chéo lên ngực người mặc.Những dải yếm với màu sắc khác nhau từ hai mép yếm buộc choàng sau lưng, dải thừa buông xuống váy. Các cô gái thị thành thích mặc yếm trắng, yếm hồng, còn ở nông thôn mặc yếm nâu, hoa hiên, khi lễ hội là yếm đào, yếm đỏ... Thông thường, yếm mặc trong áo buông vạt, nên một phần yếm trước phô thấp thóang sau hai tà áo. Sau khi mặc yếm, các cô gái mặc ra ngòai chiếc áo trắng không cài cúc cổ làm tôn màu yếm hoa hiên hay đỏ thắm. Khi ra ngòai mặc thêm chiếc áo dài, bên dưới mặc váy lưỡi trai bằng lĩnh hay sồi đen dài chấm gót. Lưng có dải yếm thắt màu gà, phía cạnh sườn đeo xà tích bạc, chân đi dép, đầu vấn khăn nhiễu hay nhung, trùm ngòai là chiếc khăn mỏ quạ, tóc để đuôi gà, đội chiếc nón quai thao,... Tất cả những thứ đó kết hợp với chiếc yếm làm nên vẻ đẹp duyên dáng mà kín đáo của người phụ nữ.

Áo dài : Áo tứ thân miền Bắc là chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam. Áo tứ thân được tạo ra từ thế kỷ XII và được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ XX. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ tết. Áo nâu với hai vạt trước buộc chéo thả xuống đi với quần lĩnh đen và thắt lưng lụa. Rồi áo tứ thân biến đổi thành áo mớ ba mớ bảy – áo dài ba chiếc, ngòai cùng là áo năm thân bằng the màu thâm hoặc màu nâu hay tam giang, hai chiếc trong màu mỡ gà, cánh sen, vàng chanh hay hồ thủy. Cổ áo cao khỏang 2cm, tay may bó khít cổ tay, chiều rộng ngực eo bằng nhau. Điểm đặc biệt là ngòai vạt chính còn có vạt phụ (vạt con) dài sát gấu áo. Khuy áo được tết vải, cài cúc cạnh sườn. Cổ áo lật chéo để lộ ba màu áo (hoặc bảy màu áo). Phụ nữ miền Trung mặc áo dài năm thân, kín cổ. Người nhiều tuổi hay mặc áo màu đậm, các cô gái mặc áo màu nhẹ, xanh da trời hoặc trắng... Màu tím được dùng nhiều ở Huế. Đôi khi mặc áo mớ ba nhưng khác miền Bắc là cái cúc kín, cổ áo trong cao hơn cổ áo ngòai để lộ ba màu khác nhau. Tà áo khép kín nhưng mép tà vẫn lộ ba màu. Phụ nữ miền Trung thường mặc quần trắng chít ba (nghĩa là hai bên mép cạp quần được may ba lần gấp, mỗi bên khỏang 1cm, để khi đi lại ống quần xòe ra cho

đẹp, hãn hữu lắm mới mặc quần đen.

Càng về sau chiếc áo dài càng được cải tiến và mang sắc thái riêng của từng miền, ở những chi tiết nhỏ để đáp ứng sở thích và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại. Áo dài không chỉ tôn vinh vẻ đạp bên ngoài của người phụ nữ mà còn phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

Khi lao động hay trong những họat động bình thường, phụ nữ cũng thường mặc áo ngắn có hai túi phía trước, có thể xẻ tà hoặc bít tà. Ngoài Bắc gọi là áo cánh, trong Nam gọi là áo bà ba. Áo có đính cúc nhưng phụ nữ thường không cài cúc cho mát, vừa để hở cái yếm trắng làm duyên. Áo bà ba là sản phẩm đặc trưng của vùng Nam bộ. Phụ nữ miền Nam, các cô gái mặc áo bà ba trắng, có việc, mặc áo dài phủ lên chiếc quần lĩnh đen.

Bên cạnh quần áo, trang phục phụ nữ Việt còn có những bộ phận khác không kém phần quan trọng như như thắt lưng và đồ đội đầu.Thắt lưng ban đầu có mục đích giữ cho đồ mặc dưới khỏi tuột (có thể là một sợi dây, gọi là dải rút), rồi phát sinh thêm mục đích giữ áo dài cho gọn và tôn tạo cái đẹp trên cơ thể phụ nữ. Các bà, các cô còn dùng thắt lưng bao còn gọi là ruột tượng để kiêm nhiệm thêm mục đích thứ tư là làm túi đựng đồ vật (tiền, trầu cau,...).Trên đầu thường đội khăn, khăn có nhiều kiểu và tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc có khăn mỏ quạ vì khi đội lên đầu có hình giống “mỏ qua”. Còn ở miền Nam, lọai khăn ăn sâu vào tâm hồn và đặc trưng nhất là khăn rằn quấn cổ. Trên khăn hoặc thay cho khăn là nón để che mưa nắng. Việt Nam là quê hương của ba lọai nón: nón ba tầm, nón quai thao và nón bài thơ. Cái nón là hình ảnh và âm hưởng của quê hương, góp thêm một nét đậm đà, khó quên trong nền văn hóa truyền thống. [55]

Có thể nói trang phục là thứ không thể thiếu được trong mục đích trang điểm, làm đẹp của người phụ nữ. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc khác nhau, vì vậy trang phục trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc. Và người phụ nữ Việt Nam muôn đời vẫn vậy, luôn làm đẹp một cách tế nhị và kín đáo.

Một phần của tài liệu Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người việt.pdf (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)