Khảo sát phân tích

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.pdf (Trang 33)

7. Bố cục luận văn

2.2.3. Khảo sát phân tích

2.2.3.1. Số lượng, tần số xuất hiện của các từ ngữ địa phương

Từ kết quả khảo sát chung chúng ta có thể đi đến những phân tích cụ thể sau:

Nhìn vào bảng thống kê chung ta thấy vốn từ địa phƣơng xuất hiện trong thơ Tố Hữu khá đều đặn: 0,9từ/trang. Trong đó có một số tập có số lƣợng từ khá nhiều: tập Từ ấy (2,06 từ/trang), tập Việt Bắc (1,41 từ/trang), tập

Ra trận (0,79 từ/trang). Điều này có thể giải thích là do hoàn cảnh lịch sử của

cuộc chiến tranh, thơ Tố Hữu cũng nhằm mục đích tuyên truyền vận động nhân dân. Mặt khác do nhà thơ đi hoạt động và sống trong những vùng địa phƣơng khác nhau nên sử dụng vốn từ địa phƣơng là điều dễ hiểu.

Các tập sau thì sử dụng từ địa phƣơng hạn chế hơn. Có thể là do điều kiện sống của tác giả cũng nhƣ chủ đề thơ có sự thay đổi. Nếu nhƣ các tập trƣớc chủ đề thơ chủ yếu hƣớng về con ngƣời trong chiến tranh, về cuộc chiến đấu để bảo vệ đất nƣớc thì các tập sau hƣớng về công cuộc xây dựng đất nƣớc là chủ yếu, những suy tƣ hồi tƣởng của nhà thơ về mình về cuộc chiến tranh về các chiến sỹ… Cho nên việc sử dụng các từ địa phƣơng vào thơ là có hạn chế và chọn lọc.

Tố Hữu là một ngƣời Huế, vì vậy mà thơ ông chiếm nhiều âm hƣởng của đất Huế: chất dân ca ca dao xứ Huế, sự lắng đọng của những câu hò xứ Huế,… vì vậy là thơ Tố Hữu mang đậm phong vị dân ca. Mặt khác Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị vì vậy việc sáng tác thơ không chỉ nhằm mục đích nghệ thuật mà trƣớc hết nhằm mục đích tuyên truyền vận động cách mạng. Việc sử dụng từ ngữ địa phƣơng không nằm ngoài ý nghĩa đó.

Tố Hữu sử dụng nhiều từ ngữ địa phƣơng trong thơ, tuy nhiên để biết đƣợc chính xác từ địa phƣơng nào xuất hiện nhiều nhất và bao nhiêu lần thì phải đi vào thống kê cụ thể hơn. Thông qua bảng khảo sát chúng tôi thống kê đƣợc số lần xuất hiện ít nhất của từ địa phƣơng là 1 lần, từ có số lần xuất hiện nhiều nhất là 34 lần trên tổng số 285 bài thơ. Sau đây là danh sách của 20 đơn vị các số lần xuất hiện từ 4 lần trở lên (theo thứ tự từ cao đến thấp):

1 chi gì 34 2 bay mày 32 3 má mẹ 31 4 bầm mẹ 27 5 trái quả 21 6 ngàn nghìn 18 7 kêu gọi 13 8 mi mày 15 9 trông ngóng 10 10 ngó nhìn 14 11 vô vào 14 12 chúng bay chúng mày 11 13 ca hát 8 14 chừ bây giờ 8 15 lầu tầng 8 16 dơ bẩn 4 17 bể biển 6 18 gài cài 4 19 ghe thuyền 6 20 mé mẹ 5

Bảng 2: Các từ ngữ địa phƣơng có tần suất sử dụng cao nhất

Dựa trên 285 bài thơ trong các tập thơ ngƣời viết lựa chọn trong bảng khảo sát của mình, thấp nhất là 5 lần (từ “mé”) và cao nhất là 34 lần (từ “chi”). Đây là một thống kê số lƣợng thuần tuý, trong đó có từ đƣợc dùng nhiều lần, nhƣng chỉ ở một bài thơ (bầm, mé) và chúng đƣợc dùng trong giới hạn địa lí hẹp, có từ đƣợc dùng với tần số cũng không nhiều, nhƣng có diện phổ biến rộng, nên dễ hiểu với mọi ngƣời, đƣợc dùng trong nhiều bài (dơ, bể,

vô,…) Đến đây ta thấy rằng, Tố Hữu chủ yếu sử dụng từ địa phƣơng thuộc

thơ. Cho nên sự xuất hiện với tần số cao nằm ở các biến thể ngữ âm mang tính khẩu ngữ: chi – gì, ngàn – nghìn, vô - vào, gài – cài trong đó “chi” có tần xuất cao. “Chi” là đại từ nghi vấn dùng với nhiều kiểu kết hợp khác nhau: chi, kể chi, chi, phải chi, chi rứa… Dƣới đây là một vài ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1:

1. Nhớ làm sao bao nhiêu đèo suối

Kể làm chi, mấy tuổi đường đời

(Một danh nhân) 2. Ôi! phải chi đâu những lá vàng

Còn rơi mà nghẽn lối xuân sang

(Bài thơ đang viết)

Ví dụ 2:

1. Chân muốn vô song lại ngập ngừng

Chó nhà đâu đã của người dưng

(Ngƣời về) 2. Bữa mô mời bạn vô chơi Huế

Cồn Huế buồm giong ngược bến tuần

(Hoa tím)

Bên cạnh sự xuất hiện của các từ biến thể ngữ âm thì tần xuất còn thuộc về các đại từ bay, má, bầm, mi là các từ xƣng gọi cũng đƣợc dùng chủ yếu qua khẩu ngữ. Các đại từ này dùng với một tần số lớn nhƣ vậy là có mục đích sử dụng. Với một văn bản viết về đề tài chiến tranh thì dùng từ “bay” nhiều khi để nhấn mạnh ngôi thứ hai số nhiều có nghĩa là bọn mày, đối phƣơng đứng ở bên kia trận tuyến, “bay” là ngôi thứ hai số nhiều có nghĩa là “bọn

mày” để nói lên một thái độ coi thƣờng với kể ngang hàng hoặc sự kinh miệt

của tác giả đối với đối tƣợng giao tiếp. Còn khi viết về ngƣời mẹ thì nhà thơ dùng hàng loạt các từ xƣng gọi để gọi tên các bà mẹ khác nhau. Vì vậy từ chỉ “mẹ” xuất hiện với một tần xuất lớn: 63 lần.

Tố Hữu đã dành những tình cảm đặc biệt cho những ngƣời mẹ Việt Nam. Mỗi bà mẹ của từng địa phƣơng đều đƣợc tác giả sử dụng một từ địa phƣơng phù hợp và mang giá trị nghệ thuật cao. Qua đó hiện lên hình ảnh những ngƣời mẹ Việt Nam vừa rất thân thƣơng, gắn bó lại vừa là tƣợng trƣng cho bà mẹ Tổ quốc, trong đau thƣơng vẫn kiên cƣờng và nhân ái.

2.2.3.2. Từ ngữ địa phương sử dụng theo vùng

Theo kết quả thống kê và khảo sát của chúng tôi thì số lƣợng từ địa phƣơng trong thơ Tố Hữu có cả ở ba vùng phƣơng ngữ là Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ. Một số từ ngữ còn tìm thấy ở khu vực nhỏ hơn, nhƣ tỉnh hoặc liên tỉnh. Một số từ chúng tôi tra trong Từ điển tiếng Việt [39] là từ địa phƣơng

nhƣng khi tìm trong Từ điển đối chiếu phương ngữ [48] thì không tìm thấy,

chúng tôi coi là các từ chƣa rõ gốc phƣơng ngữ, vì vậy chúng tôi cho vào một bảng khác. Dƣới đây là kết quả khảo sát.

STT Vùng sử dụng Số lƣợt Ví dụ

1 Bắc 52 Bầm, bà bủ, giăng… 2 Trung 141 Tui, o, ham…

3 Bắc – Trung 17 Bể, nƣơng… 4 Trung – Nam 205 Chi, rứa…

5 Nam 176 Má. nhậu, lày sình… 6 Chƣa rõ 85 Lánh, mối, dợi…

Ghi chú: ở cột (2) ghi là Bắc – Trung có nghĩa là chúng dùng ở cả tiếng Bắc và Trung. Trung và Nam cũng xin hiểu như vậy.

Bảng 3: Bảng thống kê theo vùng Má- mẹ 31 lần Bầm - mẹ 27 lần Bà mé - mẹ 5 lần

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy hầu hết các từ địa phƣơng tập trung chủ yếu vào vung Trung Bộ và Nam Bộ (522/650 từ). Số lƣợng từ ở vùng Bắc Bộ chiếm số lƣợng nhỏ (52 từ). Điều này dễ hiểu bởi phƣơng ngữ Bắc Bộ là phƣơng ngữ cơ sở của tiếng Việt văn hoá. Ta tìm thấy các từ chỉ dùng ở Bắc Bộ trong thơ không nhiều.

2.2.3.3. Phân nhóm từ ngữ địa phương theo từ loại

Có nhiều quan niệm khác nhau về từ loại. Nhìn chung các quan niệm đều thống nhất từ loại ở đặc điểm: có cùng bản chất ngữ pháp và đƣợc phân chia dựa vào ý nghĩa, khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lƣu. Quan điểm của các tác giả Nguyễn Văn Tu: “Từ loại là một phạm trù ngữ pháp khá

quan trọng theo tiêu chuẩn ngữ pháp, các từ đều được sắp xếp thành từng loại gọi là từ loại” [47, tr. 383].

Quan điểm của Đinh Văn Đức: “Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ

pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định trong câu. Khả năng kết hợp được hiểu theo nghĩa rộng là quan hệ giữa từ và từ trong ngữ lưu” [47, tr. 385].

Dựa vào đặc điểm chung về từ loại mà ngƣời ta thống nhất có các loại thực từ (danh từ, động từ, tính từ, phó từ) và các từ loại hƣ từ (tiểu từ, giới từ, liên từ). Tuy nhiên trong bảng thống kê mà chúng tôi khảo sát và phân loại chủ yếu là các thực từ (danh từ, động từ, tính từ).

Dƣới đây là bảng khảo sát của chúng tôi.

1. Danh từ

Có nhiều quan niệm khác nhau về danh từ. Hầu hết các quan điểm đều thống nhất đặc điểm danh từ là những từ mang đặc điểm sự vật tính.

Theo kết quả khảo sát chúng tôi thống kê đƣợc 128 danh từ. Dƣới đây là một số ví dụ: (Các danh từ còn lại xin xem thêm phần phụ lục)

STT Từ ngữ địa phƣơng Từ toàn dân Ví dụ

1 bể biển Anh là muôn trùng sóng bể 2 bạc tiền nói chung Bạc xuân trong rắc trắngmái hành lang

3 bái bụi Truông dài, bái rộng, đồng khuya 4 bộng gốc cây đại thụ Đâu biết những đêm hè một mình ta bộng si già ẩn náu 5 bƣng biền vùng đất trũng Lặn lội bưng biền

6 bông hoa Bông đầy, hạt mẩy

7 bắp ngô Bắp mẩy , mía giòn

8 beo con báo Mặc chúng nó, lũ sói beo bầm gan tím mật 9 cồn đồi Em thì mƣa nắng mãi cồn chăn trâu 10 cồn cát Chim kêu cành cụt chang chang nắng cồn 11 chí chấy Mà đến loài chấy giận cũng không tha 12 heo lợn Ngoài cửa ô rác bẩn nhƣ chuồng heo 13 cƣơi sân Chúng đứng đùa nghịch hét lớn vang cươi 14 chột nƣa cọng khoai nƣa Năm bảy cái chột nưa

15 con nhồng con yểng Có con nhồng đâu đó hót trên cao 16 đờn đàn đằm thắm bên em, một tiếng đàn 17 gianh tranh Ngày mỗi ngày từng miếng đất cổ gianh 18 ghe thuyền Sông rạch Mỏ Cày xím xít thuyền ghe 19 hƣờng hồng Buổi mai hường mới trắng tinh 20 hài giày Em mặc áo hoa em đi hài ám 21 giăng trăng Ngoài sông giăng, trăng sáng biết bao nhiêu

22 kiểng kẻng Kiểng tù khua gắt gỏng

23 lầy sình bùn lầy Đồng chua ruộng trũng lầy sình 24 lối xóm hàng xóm Tƣởng tụi bay quên lối xóm không về 25 lon ống bơ Một quan gạo sáu lon thôi 26 lạc nhạc Nghe lạc ngựa dừng chân bên giếng lạnh 27 liếp luống Cột sơn đã đuổi liếp tre gầy 28 mền chăn Mền không mà chiếu cũng không

29 mả mộ Một huyệt mả chôn loài mi tất cả 30 ná nỏ Một cây ná một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ 31 nhành cành Xuân bƣớc nhẹ trên nhành non lá mới 32 ổ tổ Anh lại thấy ổ nhà tranh rách rƣới 33 ống dòm ống nhòm Rút ống dòm mà ngƣớc mắt nheo 34 ruồng luỹ tre đâu ruồng tre mát thở yên vui 35 thăng đấu Giặc còn vơ vét hết nồi đến thăng 36 trái quả Mua trái chín cũng là mùa lá rụng 37 truông bãi Truông dài, bãi rộng, đồng khuya

38 tô bát Và rót một tô đầy ngọt chát 39 tơi một loại áo mƣa Ngƣời ban già lại nức nở trong tơi 40 từng tầng đôi con diều sáo nhộn nhào tầng không 41 vồng luống Vun xới vồng khoai, khóm lúa này 42 xai thành tàu Một lối đi vừa rộng giữa bờ vai

… … … …

Bảng 4: Bảng danh từ

Từ việc khảo sát danh từ trong thơ Tố Hữu, chúng tôi đã phân chúng theo nhóm, cụ thể có thể chia ra các nhóm danh từ sau:

STT Từ ngữ địa phƣơng Từ ngữ toàn dân

1 áo quần lam áo quần xanh 2 bạc tiền nói chung

3 cƣơi sân 4 đờn đàn 5 kiểng cảnh 6 lái lƣới 7 lon ống bơ 8 mền chăn 9 mo gà

10 nón nón, và các loại mũ nói chung 11 ống dòm ống nhòm

12 thăng đấu

13 tơi một loại áo mƣa

14 tô bát

15 xai thành tàu

Bảng 4.1: Bảng danh từ chỉ đồ vật b, Danh từ chỉ con vật

STT Từ ngữ địa

phƣơng Từ toàn dân

1 chí chấy

2 chim cà lơi một loại chim 3 con nhồng con yểng 4 con chuồn cá chuồn 5 con trích cá trích Bảng 4.2: Danh từ chỉ động vật c, Danh từ chỉ sông nước

STT Từ ngữ địa phƣơng Từ toàn dân

1 bể biển

2 bơi chèo mái chèo

3 ghe thuyền

4 lái lƣới

Bảng 4.3: Danh từ chỉ sông nƣớc

d, Danh từ chỉ thiên nhiên:

STT Từ ngữ địa phƣơng Từ toàn dân 1 bái bụi 2 bƣng biền vùng đất trũng 3 cồn đồi 4 lầy sình bùn lầy Bảng 4.4: Danh từ chỉ thiên nhiên

Nhìn chung danh từ là loại từ chiếm vị trí quan trọng, với số lƣợng khá lớn 128 từ, chiếm gần nửa số từ địa phƣơng (tổng từ địa phƣơng là 266 từ, nếu tính tần số lặp lại là 650 từ), Tuy nhiên ngƣời viết chỉ đƣa vào minh hoạ 45 từ (xem thêm phần phụ lục 2)

- Xét về mặt sử dụng danh từ đƣợc chia thành nhiều nhóm khác nhau. Chẳng hạn nhƣ: danh từ chỉ đồ vật, danh từ chỉ sông nƣớc, danh từ chỉ con vật, danh từ chỉ thiên nhiên. Ngoài ra còn có danh từ chỉ ngƣời, nhƣng số lƣợng ít nên chúng tôi không phân thành nhóm riêng. Ví dụ nhƣ: lối xóm (hàng xóm láng giềng)

- Xét về mặt cấu tạo thì các từ hầu hết đều là từ đơn (cươi, kiểng,

- Xét về mặt ngữ âm ta thấy các từ địa phƣơng cũng đƣợc cấu tạo biến âm từ ngôn ngữ toàn dân: Biến phụ âm đầu (gianh/tranh, giăng/trăng), phần

vần (hường/hồng, liếc/luống).

- Việc sử dụng các danh từ khác nhau để gọi tên các sự vật. Điều đó cho thấy vốn từ ngữ của nhà thơ rất phong phú. Nguyên nhân có thể do Tố Hữu sống và hoạt động ở nhiều vùng khác nhau, vì vậy mà tiếp xúc với nhiều sự vật khác nhau. Qua đó chúng ta cũng đƣợc biết thêm về vốn từ ngữ phong phú của tiếng Việt.

- Đó là những từ cơ bản, gần gũi với nhà thơ, nên gặp hoàn cảnh tƣơng ứng là các từ nhƣ tự bật ra tự nhiên, nhƣ một thói quen trong tiếng thốt, trong lời miêu tả.

2, Động từ

Động từ là một loại từ cơ bản của hệ thống từ loại. Có nhiều quan niệm khác nhau về động từ.

Theo Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”: “Động từ là từ loại nói chung dùng để chỉ hành động” [47, tr 96]. Đinh Văn Đức cho rằng: “Cùng với danh từ, động từ là một trong hai loại từ cơ bản (…) động từ thì

gắn với các khái niệm thuộc phạm trù vận động” [47,tr.96]

Nhìn chung các tác giả đều thống nhất ở đặc điểm là các từ ấy chỉ hành động, hoạt động. Chúng tôi cũng theo một hƣớng nhìn nhƣ vậy để phân chia từ loại cho hành động

Qua bảng khảo sát chung, chúng tôi đã thống kê đƣợc bảng từ loại động từ. Cũng nhƣ bảng từ loại danh từ, ở đây chúng tôi chỉ đƣa ra một số từ mang tính chất minh hoạ.

STT Từ ngữ địa phƣơng Từ ngữ toàn dân Ví dụ

1 bu bâu Ghèn nhầy nhụa, ruồi bu trên môi tím 2 coi xem Đó anh coi… giống bò này Hà Lan, Thuỵ sỹ 3 cổi cởi Rồi một hôm nào cổi áo xanh

4 chuồi luồn Tôi chẳng nói, chuồi tay qua cửa sổ 5 dòm nhìn Dòm qua qua lỗ cửa âm thầm

6 gởi gửi Mênh mông nhớ bạn, gởi tình trăm phƣơng 7 giong giăng Cồn Hến buồm giong ngƣợc bến tuần 8 gài cài Chết dƣới chân bay vạn bẫy gài 9 hè hợp sức Mà muỗi rệp cũng hè nhau đốt cắn 10 găng gắng Phải găng lên, mỗi đứa chúng mình ơi 11 khơi khêu Dẫu không hơi sức khơi dòng thẳng 12 la gọi Bỡ ngỡ rồi la “cha! Cha ơi”

13 lùa dồn Lùa bung vác đất đắp dày đƣờng cao

14 lãnh lĩnh Mỗi ngƣời đi khi lãnh vè vào toa 15 len chen Trăng khuya len xuống rừng già 16 mối nối Thì mau lên, siết chặt mối ngàn dây 17 mê mơ Hỡi nàng công chúa nằm mê 18 ngó nhìn Má già đứng đâyngó vào thằng tây 19 năn nì năn nỉ Cái bụng cứ năn nì

20 nhả thả Đâu đó cồn thơm đất nhả mùi 21 nhẩy nhảy Giật thanh đao, khẩu súng nhẩy ra ngoài

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.pdf (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)