Về cách dùng từ ngữ địa phƣơng trong thơTố Hữu

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.pdf (Trang 69)

7. Bố cục luận văn

3.2. Về cách dùng từ ngữ địa phƣơng trong thơTố Hữu

Trong việc sử dụng ngôn ngữ ngƣời ta rất chú ý đến phong cách. Trong các phong cách chức năng tiếng Việt thì phong cách nghệ thuật cho phép sử dụng từ địa phƣơng. Tuy nhiên không phải ai làm thơ làm văn cũng sử dụng lớp từ này, và ngay cả một tác giả, không phải lúc nào cũng sử dụng chúng. Vậy ở đây có ngững yếu tố nào chi phối đến việc dùng từ, đặt câu trong thơ văn, và liệu có thể tìm thấy dấu ấn của phong cách ở đây không. Đây là những câu hỏi lớn, đòi hỏi sự gia công nghiên cứu sâu rộng ở văn học Việt Nam mới có thể trả lời thấu đáo. Sau đây là những kiến giải có tính chất bƣớc đầu của chúng tôi về trƣờng hợp thơ Tố Hữu.

3.2.1.1. Tố Hữu dùng từ ngữ địa phương khi viết về địa phương. Điều

này đƣợc thể hiện rất rõ trong thơ ông. Thơ Tố Hữu phản ánh cuộc chiến đấu cũng nhƣ ghi chép lịch sử bằng thơ, nên các sự kiện, những con ngƣời, những vùng đất, miền quê… đều hiện lên sống động, xanh tƣơi, trong sáng nhƣ chính cuộc sống vậy. Những cái đó đã làm nên sức sống đặc biệt trong thơ Tố Hữu. Sắc thái địa phƣơng trong thơ ông đƣợc thể hiện qua cách sử dụng lớp từ khẩu ngữ, lớp từ xƣng hô, lối kể chuyện của từng địa phƣơng, cách dùng từ ngữ chỉ sản vật địa phƣơng.

Qua khảo sát ta thấy thơ Tố Hữu thể hiện rõ đặc điểm từng vùng miền qua lối nói chuyện tự nhiên của ngƣời dân. Mỗi một vùng quê biểu hiện một cách nói giản dị, dân dã nhƣng vẫn tạo đƣợc vần thơ, nhịp thơ vẫn gợi lên sức hấp dẫn đối với ngƣời đọc. Nhà thơ sử dụng từ địa phƣơng ở rất nhiều vùng miền khác nhau. Có các từ của các phƣơng ngữ Bắc bộ (vd: chửa/chưa…),

Trung bộ (vd: ni, tê, răng, rứa…), Nam bộ (vd: ghe, kênh,…). Có các từ thuộc các thổ ngữ khác nhau (vd: bầm, bủ là từ xƣng hô chỉ mẹ ở Phú Thọ, hĩm từ dùng để chỉ ngƣời con gái ở Hậu Lộc-Thanh Hoá, …)

Khi viết về vùng Trung Bộ và Nam Bộ tác giả dùng các từ nhƣ: bữa ni,

Chém cha ba đứa đánh phu

Choa đói choa rét, bay thù gì choa

Bay coi Tây- Nhật là cha

Sướng chi bay hại nước nhà, bà con ?

Liệu hồn bỏ thói du côn

Bằng không đòn lại trả đòn cho coi !

( Tiếng hát trên đê )

Bằng những từ khẩu ngữ “choa”, “bay”, “cho coi”, “chi” chúng ta nhận diện đƣợc con ngƣời trong khổ thơ trên ở vùng nào. Nhà thơ gần nhƣ không hề gọt giũa câu chữ mà sử dụng cách nói rất đặc trƣng của vùng phƣơng ngữ vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Đây là cách nói mộc mạc chân chất theo kiểu địa phƣơng “Liệu hồn bỏ thói du côn / Bằng không đòn lại trả đòn cho coi !”.Với

cách sử dụng từ khẩu ngữ ta thấy đƣợc tình cảm thái độ của ngƣời địa phƣơng hiện lên một cách sinh động.

Trong bài thơ“Nước non ngàn dặm”, từ địa phƣơng đã làm một cuộc hành trình trong tâm tƣởng đi khắp các vùng đất của Miền nam thân yêu. Tâm hồn nhà thơ dừng lại nơi nào, cảnh vật nơi đó hiện lên với những nét sinh động và đƣợc tô điểm bằng những từ địa phƣơng có chọn lọc.

Trƣớc hết là Miền Trung, nơi có con sông Bến Hải đƣợc dùng làm giới tuyến chia cắt hai miền nam bắc, câu thơ với các từ địa phƣơng khi mô, vô, ra đã nhấn mạnh cái ấn tƣợng sâu sắc về mảnh đất nhiều đau thƣơng ấy.

Sông Bến Hải bên bồi, bên lở,

Cầu Hiền Lương bên nhớ, bên thương Cách ngăn mấy chục năm trường, Khi mô mới được nối đường vô ra

Tiếp theo là Quảng Trị, tác giả khắc hoạ ấn tƣợng về địa phƣơng đó cũng bằng một số hình thức phát âm địa phƣơng:

Phất phơ rào kẽm, bót đồn chơ vơ

Trong bài thơ này, Tây Nguyên, Nam bộ với những địa danh và cách xƣng hô bằng các từ địa phƣơng cũng hiện lên những nét riêng biệt, tạo nên những ấn tƣợng mạnh về không gian, thời gian mà nhà thơ nói tới.

Chúng ta không thể kể ra và phân tích hết tất cả các từ địa phƣơng mà nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng có giá trị giúp ta hiểu thêm, cụ thể những miền đất khác nhau của Tổ quốc. Các từ hội lùng tùng, bầm, bủ, bè nứa mai … đƣa ta về Việt Bắc; tiếng pì lè inh ỏi đƣa ta lên Tây Bắc, sóc buôn núi dựng, võng

soài đu đƣa gợi hồn ta đến với Tây Nguyên và những chiếc ghe trên dong

kinh làm hiện ra trong chí ta Đồng Tháp mênh mông của Nam Bộ.

Tố Hữu dùng từ địa phƣơng khi viết về địa phƣơng giúp ta nhận thức về

những đặc điểm văn hoá, thiên nhiên của các vùng miền có các từ địa phƣơng tồn tại. Xin nêu một ví dụ:

Ai trông lên đó mà trông,

Mênh mông Đồng Tháp, mênh mông mùa vàng Bưng biền, kinh, rạch dọc ngang,

Dòng sông Hồng Ngự mỡ màng phù sa. Nắng thơm tràm gió la đà,

Mát cỏ lô đỏ, thướt tha bạch đàn

(Đồng Tháp Mƣời)

Đây là đoạn thơ đẹp tả về Đồng Tháp Mƣời. Ẩn sâu trong những lớp ngôn từ ấy là lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hƣơng đất nƣớc. Những từ địa phƣơng: bưng biền, kinh, rạch, tràm, lộ chẳng những gợi cho ta liên tƣởng tới không gian địa lí mà còn nhắc ta hiểu về đặc điểm thiên nhiên, tài nguyên, tiềm năng của vùng đất Nam bộ này.

Qua tìm hiểu thơ Tố Hữu, ngƣời viết nhận thấy có hai cơ sở để nhà thơ sử dụng từ địa phƣơng, khi viết về địa phƣơng.

Một là khung cảnh nền, tức là đề tài, nhân vật, địa phƣơng đƣợc tác giả

có thể sử dụng từ địa phƣơng của vùng đó. Khung cảnh nền là cơ sở để tác giả lựa chọn xem có cho phép sử dụng, có nên sử dụng từ địa phƣơng cụ thể mà tác giả đã lựa chọn hay không ? Ví dụ khi tái hiện không gian xứ Huế nhà thơ viết :

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên

Chỉ riêng hai từ địa phƣơng chi rứa của tiếng Huế cũng đủ tô đậm nét

Huế trong bức tranh thiên nhiên này.

Vậy khung cảnh nền là điều kiện cần để sử dụng từ địa phƣơng trong thơ. Bên cạnh khung cảnh nền, việc sử dụng lớp từ này còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể, ta gọi là ngữ cảnh. Ngữ cảnh ( hoàn cảnh cụ thể

của câu thơ) cho phép việc dùng từ có hợp lí hay không.Trong bài thơ Mẹ Tơm có một cuộc hội thoại của Tố Hữu với cô gái tên Nhiều- cháu gái của mẹ Tơm tác giả đã lựa chọn từ địa phƣơng “hĩm” để xƣng gọi:

Ô kìa cô bé nói hay sao Nhà của tôi ai lại hỏi chào Như thể khách đường xa ghé lại

Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào ?

Trong câu đầu tiên ta bắt gặp từ xƣng hô “cô bé” và “tôi” của tác giả. Cặp xƣng hô này nêu lên mối quan hệ xã hội thuần tuý, có phần xa cách. Nhƣng tác giả đột ngột thay đổi cách xƣng gọi: “Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?” thì

tình thế đã khác. Cách gọi “cô bé” đƣợc thay bằng từ “hĩm”. Với cách gọi này nhà thơ đã xác lập mối quan hệ thân mật hơn gần gũi hơn giữa mình và cô bé. Tác giả đã xoá bỏ khoảng cách xa lạ mà thời gian xa cách đã tạo ra. Nhƣ vậy chính trong ngữ cảnh này đã cho phép nhà thơ dùng từ địa phƣơng và nó đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Nếu thay thế từ địa phƣơng hĩm bằng

từ tiếng Việt văn hoá thì câu thơ sẽ mất đi sự gần gũi thân thiết trong mối quan hệ giữa nhà thơ và cô gái tên Nhiều – mà đây mới là điều nhà thơ muốn thể hiện trong câu thơ. Nên khi sử dụng từ địa phƣơng nhà thơ cần chú ý đến ngữ cảnh để dùng thật đúng và trúng thì nó sẽ phát huy đƣợc hiệu quả.

Hay trong bài thơ “ Mẹ Suốt” có lời đối thoại giữa tác giả với mẹ Suốt, lời của vợ chồng mẹ Suốt và lời tự sự . Lời đối thoại và lời tự sự đƣợc Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Trong lời đối thoại nhà thơ đã dùng nhiều từ địa phƣơng: cớ răng, ưng,tui, coi chừng, mụ và chính điều này đã bộc lộ đƣợc tính cách , tình cảm của con ngƣời Trung bộ.

“Ghé tai mẹ, hỏi tò mò

Cớ răng, ông cũng ưng cho mẹ chèo ?

Mẹ cười: nói cứng phải xiêu

Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông !

Nghe ra ông cũng vui lòng

Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:

“ Coi chừng sóng lớn gió to

Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”

( Mẹ Suốt )

Đến đây ta có thể khẳng định rằng khung cảnh nền và ngữ cảnh nhƣ là hai cơ sở chi phối việc sử dụng từ địa phƣơng và ngƣợc lại việc dùng từ địa phƣơng có phù hợp với khung cảnh nền và ngữ cảnh hay không. Vậy giữa khung cảnh nền và ngữ cảnh với từ địa phƣơng có mối quan hệ qua lại với nhau.

KHUNG CẢNH NỀN NGỮ CẢNH Bao gồm Phụ thuộc DÙNG TỪ NGỮĐỊA PHƯƠNG Phù hợp Cho phép Phù hợp Cho phép

Các mối quan hệ trên thể hiện hai chiều: Khung cảnh nền bao gồm ngữ cảnh; ngữ cảnh nằm trong khung cảnh nền. Khung cảnh nền và ngữ cảnh cho phép sử dụng từ địa phƣơng; từ địa phƣơng phải phù hợp với khung cảnh nền và ngữ cảnh. Nếu không tôn trọng các mối quan hệ trên, việc dùng từ địa phƣơng sẽ không có lí do tồn tại ở nguyên tắc này.

Nhƣ vậy, mỗi miền mỗi vùng những tâm tƣ tình cảm đƣợc thể hiện khác nhau bằng những đặc tính riêng biệt. Tiếng địa phƣơng ở đây đã thực hiện chức năng cá biệt hoá, song nó lại tạo ra sức khái quát hoá. Hơn nữa, mỗi một vùng địa phƣơng có những sản phẩm đặc sắc khác nhau hoặc có thể giống nhau nhƣng cách xƣng gọi ở từng địa phƣơng là khác nhau. Nên chỉ cần đọc thơ Tố Hữu chúng ta cũng biết đƣợc về sản vật đó: bánh bột lọc, chôm chôm,

sầu riêng, môn, lòn bon, hổng, chột nưa. Và chính điều này cũng làm nên sắc

thái của từng địa phƣơng nhất định.

Tất cả những yếu tố trên kết hợp làm nổi bật phong cách thơ trữ tình điệu nói của Tố Hữu. Chính các yếu tố này là cho thơ Tố Hữu gợi đƣợc cuộc sống vừa sinh động vừa sống động và cũng chính điều này tạo nên bản sắc chân thực trong thơ ông.

3.2.1.2. Sử dụng từ ngữ địa phương khi tác giả là người ở địa phương.

Tố Hữu quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là ngƣời con của xứ Huế, nên trong sáng tác của ông vẫn giữ lối nói của ngƣời địa phƣơng Huế vốn dĩ tồn tại trong ông.

Ví dụ :

Răng không cô gái trên sông

Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài Thơm như hương nhuỵ hoa nhài Sạch như nước suối hoa mai giữa rừng

Chừ đây Huế, Huế ơi ! Xiềng gông kia đã gãy Hãy bay lên ! Sông núi của ta rồi

Nước mắt trào, híp mí, tràn môi Cổ ta réo trăm trận cười trận khóc !

( Huế tháng tám)

Trong những đoạn thơ trên ta thấy con ngƣời Huế hiện lên với tâm hồn trong sáng với cảm xúc vui mừng khi đất nƣớc giành đƣợc độc lập. Bằng cách dùng từ “răng” (sao) và “ chừ” (giờ) là hai từ chuyên dụng mà nhà thơ đã sử dụng để viết về con ngƣời Huế. Do vậy, sắc thái địa phƣơng Huế biểu hiện trong thơ ông làm nổi bật phẩm chất cao đẹp con ngƣời địa phƣơng, tái hiện khung cảnh của con ngƣời địa phƣơng trong thơ.

Nhƣng Tố Hữu không chỉ viết về Huế mới dùng từ địa phƣơng mà nó đƣợc dùng nhƣ đƣợc thốt ra từ chính lời thơ ông vậy.

“ Em ơi, nghe đó…Trong đêm lạnh Đằm thắm bên em, một tiếng đờn” (Một tiếng đờn)

Điều đáng chú ý ở đây là từ dùng trong thơ, tên bài thơ, tên tập thơ đều là từ đờn, từ địa phƣơng dùng ở phƣơng ngữ Trung. Bài thơ miêu tả nỗi suy

tƣ của tác giả về đời ngƣời, về nỗi cô đơn nhƣng không cô quạnh của tác giả, bởi có sự thuỷ chung bè bạn, tình ngƣời, tình đồng chí, đồng bào. Nếu không là ngƣời Huế, ông không dùng từ này. Nếu là nỗi niềm của những nhà thơ ở vùng quê khác nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, Hoàng Cầm…(ngƣời xứ Bắc) thì họ sẽ không dùng lớp từ này. Bởi đó là vốn từ của tác giả. Nhƣ vậy, từ địa phƣơng là vốn từ để tác giả đƣa vào văn thơ.

3.2.1.3 Từ ngữ địa phương với yêu cầu của ngôn ngữ nghệ thuật.

Nhƣ trên đã nói phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cho phép nhà văn, nhà thơ sử dụng từ địa phƣơng. Ngoài hai lí do nhƣ đã nêu trên, việc sử dụng khéo

lớp từ ngữ này sẽ đem lại hiệu quả diễn đạt tốt,đáp ứng yêu cầu của ngôn ngữ nghệ thuật.

Trong thực tiễn sáng tạo thi ca Việt Nam, nhiều nhà thơ đã biết phát huy tích cực những mặt ƣu điểm của từ địa phƣơng và đã đạt đƣợc những thành công đáng ghi nhận. Tác giả Phạm Văn Hảo thì “lớp từ địa phƣơng có một sức thể hiện ý nghĩa tiềm tàng mạnh hơn ta tƣởng … Nhiều khi từ ngữ địa phƣơng đƣợc dùng không nhằm thể hiện “không khí” hay “ phong vị quê hƣơng” mà vì mục đích khai thác cái phong phú trong ý nghĩa của chúng. Điều này chi phối đến lí do hay điều kiện sử dụng từ địa phƣơng. Có thể dùng từ địa phƣơng cho các sáng tác bình thƣờng bất kì (tức không phải là khi viết về các địa phƣơng hoặc do thói quen sử dụng nào đó, các tác giả mới sử dụng)” [19]

Ta hãy phân tích từ “kêu” trong bài thơ “Sáng tháng năm”:

Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ Con bồ câu trắng ngây thơ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn.

Một sáng tháng năm trên núi rừng Việt Bắc, anh cán bộ Tố Hữu đến thăm Bác và đƣợc Ngƣời cho gặp. Với tác giả , Bác là lãnh tụ tối cao, là ngọn cờ, là Tổ quốc, nhƣng Bác cũng “là Cha, là Bác, là Anh”. Hai mối quan hệ này, một bên nghiêng về vị thế hành chính, một bên thể hiện tình cảm ruột thịt. Điểm chung của hai loại quan hệ này là tính “thứ bậc”: bậc trên (Bác) và bậc dƣới ( tác giả). Nếu nhà thơ dùng từ gọi ( thay kêu ) thì chẳng có gì đáng bàn ở đây nữa, vì cách “cho gọi” là rất thông thƣờng của cấp trên đối với cấp dƣới trong phép giao tiếp hành chính. Kêu vừa thể hiện sự gọi, vừa nói đƣợc

cách gọi: cách vừa có bậc, có vai, vừa có tình. Mà cái tình ở đây mới là chính,

mới là điều đáng nói. Nhƣ vậy, kêu (địa phƣơng) phát huy tốt ý hơn từ gọi

Vốn từ địa phƣơng có lẽ có nhiều thế mạnh hơn ta nghĩ. Tố Hữu là ngƣời sử dụng từ địa phƣơng có chon lọc và rất thành công. Bởi vì trong phép dùng từ nhà thơ nếu biết nhận ra chỗ mạnh chỗ yếu của chúng thì sẽ lựa chon các từ phù hợp nhất. Khi có hoàn cảnh thích hợp thì các từ bộc lộ ra ý nghĩa tiềm ẩn. Công việc của nhà thơ là phải biết lựa chọn để ngƣời đọc có thể khám phá hết tầng nghĩa của nó.

Tóm lại, khi dùng từ địa phƣơng cần theo ba nguyên tắc: viết về địa phương, tác giả là người ở địa phương và yêu cầu của ngôn ngữ nghệ thuật.

Trong những nguyên tắc này, hai nguyên tắc đầu là điều thƣờng thấy còn nguyên tắc đáp ứng yêu cầu của ngôn ngữ nghệ thuật thì đòi hỏi nhà thơ phải có sự lựa chon tinh tế các từ và khi ấy mới làm cho từ lung linh lên đƣợc cái ý nghĩa vốn dĩ ít đƣợc chú ý phát huy ở chúng.

3.2.2. Lựa chọn từ ngữ “đắc địa”

Trong tác phẩm văn chƣơng, nếu nhà thơ có cơ sở để sử dụng từ địa

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.pdf (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)