Lựa chọn từ ngữ “đắc địa”

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.pdf (Trang 78 - 80)

7. Bố cục luận văn

3.2.2. Lựa chọn từ ngữ “đắc địa”

Trong tác phẩm văn chƣơng, nếu nhà thơ có cơ sở để sử dụng từ địa phƣơng thì vấn đề đặt ra là phải lựa chọn từ ngữ “đắc địa”, đƣa ít mà nói đƣợc nhiều. Tố Hữu là nhà thơ tài năng và công phu trong lựa chọn ngôn từ. Khi sử dụng từ địa phƣơng cũng vậy, tác giả lựa chọn đƣợc những từ rất đắt.

Để diễn tả sự vất vả nhọc nhằn, vất vả của ngƣời em nhỏ trong kháng chiến Tố Hữu đã viết:

“ Gạo ngon một gánh em sương nặng đầy”

(Chuyện em)

Nhà thơ đã sử dụng hai từ, một là từ tiếng Việt văn hoá “gánh”, một từ là phƣơng ngữ Trung “sƣơng” (cũng có nghĩa là gánh) trong một câu thơ. Hẳn tác giả phải có dụng ý ?. Với từ “sƣơng”, nó không chỉ cho ta biết ngƣời em mà tác giả nói tới là ngƣời con của miền Trung mà ta còn thấy ở đó cả sức nặng của gánh gạo mang trên vai em nhỏ, nó nhƣ đƣợc nhân lên trên đôi vai nhỏ bé của cậu bé mới mƣời lăm tuổi.

O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế, to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu!

Đây là bài thơ đƣợc sáng tác với một cảm hứng đặc biệt, cảm hứng từ bức ảnh. Chỉ có bốn câu thơ, hai câu đầu là lời miêu tả các nhân vật trong bức ảnh với vóc dáng và tƣ thế đối nhau, hai câu sau là lời bình. Bằng thủ pháp đối lập, Tố Hữu đã xây dựng đƣợc các hình ảnh đối lập: o du kích/ thằng Mĩ, đàn ông/ đàn bà, nhỏ/ lênh khênh, giƣơng cao súng/ bƣớc cúi đầu. Nhà thơ muốn nói đến sự không cân sức trong cuộc chiến đấu, một đằng là thế “ mạnh” một đằng là thế “yếu”. Vậy mà chính cái đối tƣợng là phái yếu ấy lại “ giƣơng cao súng” còn ngƣời đàn ông vốn thuộc thế mạnh lại “ bƣớc cúi đầu”. Một bên thì hiên ngang vững chãi, một bên thì hèn nhát sợ sệt trƣớc mũi súng của kẻ yếu hơn mình thì nỗi nhục qua đó cũng nhân lên gấp nhiều lần. Vì vậy mà tác giả tỏ một thái độ rất ngạc nhiên rồi buột ra một lời bình nhƣ có tiếng cƣời sảng khoái và kèm theo đó là sự khinh miệt đối với bọn cƣớp nƣớc. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là từ “o du kích”. Từ “o” là một từ địa phƣơng, đƣợc dùng trong phƣơng ngữ Trung. Tác giả rất xuất sắc khi lựa chọn từ “o” để kết hợp với từ “du kích” để tạo thành “o du kích” nhằm tạo sự thân thiện và dân dã trong cách xƣng gọi. Thái độ của nhà thơ nghiêng hẳn về cô gái nhỏ vốn là một trong hai nhân vật có trong bức ảnh mà ông đang miêu tả và điều đó cũng nói lên rằng nhà thơ có một thái độ không hợp tác với tên giặc. Gọi cô gái là “o du kích” vừa thể hiện sự yêu thƣơng, gần gận vừa có nét kính trọng. Gọi “thằng Mỹ” đồng nghĩa với một thái độ khinh bỉ, coi thƣờng, vị thế xƣng hô là thấp kém hơn. Nhƣ vậy thái độ cũng nhƣ ý tƣởng của tác giả thể hiện trong bài thơ đƣợc thể hiện rõ trong cách sử dụng từ xƣng gọi. Nhà thơ lựa chọn vừa đúng vừa trúng từ cần dùng đã đem lại giá trị nghệ thuật cho

bài thơ. Điều này thể hiện tài năng cũng nhƣ sự trải nghiệm cuộc sống của nhà thơ. Nếu trong câu thơ trên nhà thơ sử dụng từ “cô” trung tính thay cho từ “o” thì lập tức sẽ làm giảm nhẹ ý nghĩa của bài thơ và toàn bộ ý tƣởng của bài thơ sẽ không thể bộc lộ đƣợc.

Chính nhờ biết cách dùng từ địa phƣơng, đúng mức, hợp lí, nhà thơ làm ra tăng thêm những xúc động trong lòng ngƣời đọc và làm phong phú hơn các tầng nghĩa của câu thơ, bài thơ. Đến lƣợt mình các từ địa phƣơng ở đây không chỉ thực hiện đƣợc chức năng cá biệt hoá mà còn có sức khái quát hoá.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu.pdf (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)