Khái niệm dạy học theo góc

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức phần sự chuyển thể của các chất (sgk vật lý lớp 10 cơ bản )theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh (Trang 32 - 35)

Học theo góc là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau [3].

Khi tổ chức học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trƣờng học tập trong đó, tại các góc HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học hoặc có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhƣng theo các cách tiếp cận khác nhau .

Quá trình học đƣợc chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tƣ liệu học tập theo một cấu trúc rõ ràng nhằm giúp học sinh có thể lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các em biết cần làm gì để hoàn thành nhiệm vụ tại các góc . Tất cả hoạt động dạy và học đƣợc tổ chức để tạo ra một không khí học tập thân thiện . Có thể áp dụng cách vẽ hình nhƣ một biện pháp hỗ trợ HS luân chuyển góc nhằm khuyến khích và thúc đẩy việc học tập .

Các tƣ liệu và nhiệm vụ học tập là những thử thách , là những tình huống vấn đề , nhƣ̃ng mâu thuẫn nhận thƣ́c mà học sinh cần phải giải quyết . Mục đích là để học sinh khám phá và vận dụng kiến thức .

- Góc phân tích (HS đọc tài liệu, sách giáo khoa để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về kiến thức mới cần lĩnh hội).

- Góc trải nghiệm (HS tiến hành thí nghiệm , thu thập xử lí kết quả thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận cần thiết).

- Góc quan sát (HS quan sát vật thật; quan sát thí nghiệm ảo trên máy vi tính; quan sát băng video về các hiện tượng…nhận xét , rút ra kiến thức cần lĩnh hội).

- Góc áp dụng (HS sử dụng một số thông tin , kiến thức được cung cấp (hoặc kiến thức đã biết) để áp dụng giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn).

Ví dụ cụ thể đối với bài “Sự chuyển thể của các chất” có thể tổ chức nhiệm vụ các góc như sau:

Bài: Sự chuyển thể của các chất (tiết 1)

Góc Đồ dùng Nhiệm vụ Mục tiêu

Quan sát

- Máy vi tính có thí nghiệm ảo về sƣ̣ nóng chảy và

- Tiến hành thí nghiệm ảo trên máy vi tính về sƣ̣ nóng

- Rút ra đƣợc kết luận về nhiệt độ nóng chảy và đông

Các phong cách học HOẠT ĐỘNG Trải nghiệm QUAN SÁT Suy ngẫmvề các hoạt động đã thực hiện ÁP DỤNG Hoạt động có hỗ trợ PHÂN TÍCH Suy nghĩ

đông đặc. - Phiếu học tập.

chảy và đông đặc. - Hoàn thành phiếu học tập.

đặc của thiếc (một chất rắn kết tinh).

Trải nghiệm

- Cốc thủy tinh , nƣớc đá , nhiệt kế , đồng hồ.

- Bút chì , thƣớc kẻ.

- Phiếu học tập.

- Tiến hành thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của nƣớc đá theo thời gian. - Hoàn thành phiếu học tập

- Tiến hành đƣợc thí nghiệm từ đó rút ra đƣợc kết luận về nhiệt độ nóng chảy của nƣớc đá (một chất rắn kết tinh)

Phân tích

- Phiếu học tập - Hoàn thành phiếu học tập.

- Giải thích đƣợc tại sao chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và không đổi từ đó có kết luận về nhiệt độ nóng chảy của nó.

Áp dụng

- Sách giáo khoa . - Phiếu học tập.

- Đọc SGK.

- Hoàn thành phiếu học tập

- Tìm ra đƣợc mối quan hệ giƣ̃a nhiệt nóng chảy và khối lƣợng của vật (định nghĩa và biểu thức ). - Nêu đƣợc ý nghĩa và đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng λ

Với việc tổ chƣ́c học theo góc , các hoạt động học tập có tính đa dạng cao về nội dung . Tại mỗi góc HS có thể lƣ̣a chọn nhiệm vụ theo sở thích và năng lực, theo nhịp độ học tập và phong cách học của mình. Điều này cho phép GV giải quyết vấn đề đa dạng về năng lƣ̣c , trình độ học sinh và thực hiện sự phân hóa trong học tập.

Với việc tổ chƣ́c học theo góc , HS sẽ bị cuốn vào việc học tập một cách tích cực, không chỉ với việc thực hành các nội dung học tập mà còn khám phá các cơ hội học tập mới mẻ. Việc trải nghiệm và khám phá trong học tập sẽ có nhiều cơ hội đƣợc phát huy hơn khi học theo góc.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức phần sự chuyển thể của các chất (sgk vật lý lớp 10 cơ bản )theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)