Mục tiêu bài học : Ngoài mục tiêu cần đạt đƣợc của bài học theo chuẩn kiến thƣ́c , kĩ năng , cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của HS khi thực hiện học theo góc .
Các phƣơng pháp dạy học chủ yếu: Phƣơng pháp học theo góc cần phối hợp với một số phƣơng pháp khác nhƣ : Phƣơng pháp thƣ̣c nghiệm , học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề…
Chuẩn bị : GV cần chuẩn bị thiết bị , phƣơng tiện và đồ dùng dạy học , xác định nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt đƣợc ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học .
Ở mỗi góc cần có: tên góc, phiếu giao việc , đồ dùng thiết bị , tài liệu phù hợp với hoạt động của góc . Ví dụ: SGK, tài liệu cho góc phân tích ; tivi, máy vi tính,…tài liệu cho góc quan sát.
Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc : Căn cƣ́ vào nội dung cụ thể của bài học , vào đặc trƣng của phƣơng pháp học theo góc và không gian của lớp học, GV cần:
- Xác định số góc và tên mỗi góc .
- Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và quy định thời gian tối đa dành cho HS ở mỗi góc.
- Xác định những thiết bị , đồ dùng , phƣơng tiện cần thiết cho học sinh hoạt động.
- Hƣớng dẫn HS chọn góc (khi cần GV có thể tự chọn góc x uất phát cho HS) và hƣớng dẫn HS luân chuyển qua đủ các góc .
Lưu ý:
- Nhiệm vụ ở các góc phải rõ ràng , cụ thể.
- Mỗi góc phải có đủ điều kiện , phƣơng tiện để HS hoàn thà nh nhiệm vụ . - Thời gian cần đƣợc quản lí và phân bố phù hợp với nhiệm vụ của mỗi góc và quỹ thời gian bài học . Ví dụ: giờ học 45 phút thì thời gian hoạt động tối đa của học sinh ở mỗi góc là 10 phút (nếu có 4 góc).
- Trong học theo góc , HS có thể làm việc cá nhân hoặc theo cặp hoặc theo nhóm tại mỗi góc . Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh tính tự giác , tích cƣ̣c, chủ động và kỉ luật trong học tập .
Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học: Vào cuối giờ học sau khi HS đã đƣợc luân chuyển qua đủ các góc , GV tổ chƣ́c cho học sinh báo cáo, thảo luận, bổ sung kết quả học tập ở mỗi góc . Trên cơ sở ý kiến của học sinh, GV nhận xét , đánh giá , chốt lại vấn đề trọng tâm , đảm bảo cho HS
1.4.2.3. Tổ chƣ́c dạy học theo góc
Trên cơ sở kế hoạch bài học đã thiết kế , GV tổ chƣ́c các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học theo góc :
- Sắp xếp góc học tập trƣớc khi vào giờ học , phù hợp với không gian lớp học.
- Mỗi góc có đủ tài liệu , đồ dùng , phƣơng tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ học tập tại mỗi góc .
- Tổ chƣ́c các hoạt động dạy học : GV giới thiệu bài học , phƣơng pháp học theo góc, nhiệm vụ tại các góc , thời gian tối đa để thƣ̣c hiện nhiệm vụ tại các góc và cho phép học sinh chọn góc x uất phát.
- Học sinh lắng nghe , tìm hiểu và quyết định chọn góc xuất phá t, tuy nhiên GV sẽ phải điều chỉnh nếu nhƣ có số HS quá đông cùng chọn một góc hoặc nếu cần thiết giáo viên có thể tƣ̣ sắp xếp các góc xuất phát theo ý mình .
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc , giáo viên quan sá t, hỗ trợ. - Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc , giáo viên yêu cầu HS luân chuyển góc.
- Kết thúc giờ học tại các góc , GV yêu cầu đại diện các góc trình bày kết quả, các HS khác nhận xét , đánh giá . Cuối cùng là nhận xét của GV về kết quả học tập của HS, chốt lại kiến thƣ́c trọng tâm của bài học .
Có nhiều khả năng để tổ chƣ́c học theo góc có hiệu quả . Đối với mỗi GV khi muốn triển khai học theo góc , nên bắt đầu tƣ̀ việc phân tích nội dung bài học , trình độ học sinh và điều kiện nhà trƣờng . Việc tổ chƣ́c tốt học theo góc phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng nhƣ sau:
a) Định hƣớng hoạt động học của học sinh
Để tổ chức tốt học tập theo góc, điều quan trọng nhất là phải trả lời cho đƣợc câu hỏi: Mức độ tự định hƣớng của HS nhƣ thế nào? Mức độ hoạt động độc lập nào các em có thể thực hiện?
Khả năng tự định hƣớng của HS càng tốt thì việc tổ chức lớp học giáo viên càng ít phải bận tâm. Do đó, HS sẽ có sự tự do để sáng tạo trong lớp học. Trong quá trình tổ chƣ́c dạy học theo góc , sƣ̣ định hƣớng của GV với HS đƣợc thể hiện qua bảng theo dõi học theo góc hoặc thẻ góc cá nhân .
Cách tổ chức học theo góc nhƣ trình bày dƣới đây sẽ cho các em nhiều cơ hội để thể hiện sƣ̣ sáng tạo :
- Học sinh đƣợc quyền lựa chọn thứ tự các góc .
- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải đƣợc hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Chúng ta có thể minh họa cách thức hai học sinh (A và B) giải quyết vấn đề tại các góc khác nhau bằng sơ đ ồ “Hình 1.5”.
Cách tổ chức này là trong điều kiện lí tƣởng , với điều kiện của hầu hết các nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam thì còn gặp nhiều kh ó khăn khi thực hiện theo cách thƣ́c tổ chƣ́c này .
Nếu GV có ý định tổ chức một góc riêng và cung cấp thêm tƣ liệu cho nhóm HS đã hoàn thành sớm các bài tập, họ có thể tạo một bƣớc đệm để giới hạn thời gian HS phải chờ đợi. Tuy nhiên nên tránh sử dụng các hình thức “vui vẻ” làm bƣớc đệm. Cần phải đảm bảo cho các HS có mức độ tiếp thu chậm hơn cũng có thể hoạt động trong các khu vực này.
Góc dành cho HS có tốc độ học nhanh
A
B
Để giám sát những HS đã hoàn thành xong các nhiệm vụ, GV có thể áp dụng hai hệ thống:
- GV có thể sử dụng “Bảng theo dõi học theo góc” (bảng nam châm hay bảng phấn đều đƣợc) để học sinh đánh dấu các góc các em đã hoàn thành. Bằng cách này, GV có thể xác định đƣợc những HS đang bị tụt lại và cần giúp đỡ ngay tức thì.
- GV cũng có thể sử dụng “Thẻ góc cá nhân” để mỗi học sinh sẽ đánh dấu các góc đã hoàn thành.
Tất cả chủ đề và thành phần của chủ đề học tập có thể đƣợc lồng ghép trong các góc. Nhiều GV có xu hƣớng chọn các góc với các tƣ liệu dạy học đã có sẵn trên lớp. Điều này hoàn toàn chấp nhận đƣợc. Học theo góc không nhất thiết phải quá phức tạp.
b) Tổ chƣ́c không gian học theo góc
Một yếu tố quan trọng là mối quan hệ giữa số HS và kích thƣớc của không gian học tập. Hoạt động học tập theo góc có thể diễn ra tại các không gian bên ngoài lớp học truyền thống. Một cách tự nhiên , những lớp học có không gian lớn hơn có thể dễ dàng bố trí các góc hơn so với các lớp học có diện tích nhỏ hơn và có nhiều học sinh.
Học theo góc đòi hỏi việc tổ chức lại không gian lớp học. Có thể thực hiện điều này theo một số cách đơn giản: ghép các bàn học lại với nhau , chia HS thành cặp, đặt các tƣ liệu dạy học lên phía trƣớc lớp học .
Nếu các góc có thể đƣợc giữ nguyên trong lớp trong một khoảng thời gian, GV sẽ giảm bớt hoạt động tổ chức lớp học và có thêm nhiều thời gian để tổ chƣ́c hoạt động học tập.
c) Tổ chƣ́c tƣ liệu trong học theo góc
Việc triển khai dạy học theo góc phụ thuộc vào chất lƣợng của tƣ liệu/tài liệu đang có ở trƣờng. Một môi trƣờng học tâp đƣợc tổ chức tốt là một yếu tố
chủ yếu để hỗ trợ sự học tập tích cực. Sự đa dạng của các tƣ liệu (vật liệu) đặt tại các góc khác nhau cần đƣợc chuẩn bị sẵn sàng trong suốt thời gian để HS làm việc tại các góc .