Sự tƣơng ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa quan hệ cú pháp

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt.pdf (Trang 26 - 28)

Quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣng vẫn là hai kiểu quan hệ khác nhau về bản chất và chúng không phải luôn tƣơng ứng với nhau.

Sự khác nhau giữa quan hệ cú pháp và quan hệ ngữ nghĩa là ở chỗ quan hệ cú pháp chỉ đƣợc xác định trong mối quan hệ giữa các ý nghĩa ngữ pháp của từ và luôn có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị, còn quan hệ ngữ nghĩa đƣợc xác định trong mối quan hệ giữa các nghĩa từ vựng của từ và không có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị. So sánh các cấu trúc sau đây:

Ví dụ:

(1) Đứa trẻ ra đời.

(2) Sự ra đời của đứa trẻ.

Trong cấu trúc (1) “ra đời” là động từ - thực từ nên về ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng đều chỉ hoạt động và “đứa trẻ” xét trong quan hệ với “ra đời” vừa chỉ chủ thể cú pháp vừa chỉ chủ thể nghĩa sâu. Nhƣ vậy, ở cấu trúc này, nghĩa cú pháp và nghĩa sâu có sự tƣơng ứng với nhau. Trong cấu trúc (2), theo thừa nhận chung, “ra đời” đã chuyển loại thành danh từ (dấu hiệu của sự chuyển loại này là khả năng kết hợp của “ra đời” với “sự” - yếu tố chuyên đi kèm với danh từ). Do đó, trong cấu trúc (2) “đứa trẻ” xét trong quan hệ với “sự ra đời” có ý nghĩa cú pháp kẻ sở thuộc nhƣng về nghĩa sâu vẫn chỉ chủ thể hoạt động. Nhƣ vậy, trong cấu trúc (2) nghĩa cú pháp và nghĩa

sâu không tƣơng ứng với nhau. Tuy nhiên, “ra đời” trong cấu trúc (2), khi chuyển loại thành danh từ, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp sự vật tính, còn “về mặt từ vựng thì nó vẫn chỉ hoạt động, tức là vẫn giữ lại đặc tính từ vựng của mình”. [10].

Hai cấu trúc trên đây có sự giống nhau về nghĩa sâu nhƣng không giống nhau về nghĩa cú pháp. Sự khác nhau về nghĩa cú pháp giữa hai cấu trúc này tƣơng ứng với sự khác nhau về hình thức ngữ pháp giữa chúng: Trong cấu trúc (1), “đứa trẻ” đứng trƣớc động từ - thực từ và không đƣợc dẫn nối bởi quan hệ từ; còn trong cấu trúc (2), “đứa trẻ” đứng sau danh từ và đƣợc dẫn nối bởi quan hệ từ “của” có chức năng biểu thị ý nghĩa kẻ sở thuộc.

Trái với trƣờng hợp trên đây là trƣờng hợp từ không có nghĩa sâu chủ thể nhƣng lại có nghĩa cú pháp chủ thể. Đây là trƣờng hợp của những cấu trúc có hạt nhân là các động từ ngữ pháp kiểu nhƣ làm, khiến, bị, được…

Ví dụ:

(3) Sự săn sóc rất chu đáo của ông làm cho tôi lại phải lịm đi. (Vũ

Trọng Phụng. Giông tố)

(4) Tôi hốt hoảng vấp ngã khiến ông phải đƣa tay đỡ vội lấy tôi.

(Nguyễn Huy Thiệp. Những tiếng lòng)

Khi phân tích những cấu trúc kiểu nhƣ trên đây, có tác giả xác nhận các nhóm danh từ đứng trƣớc các động từ làm, khiến có ý nghĩa nguyên nhân và gọi chúng là “chủ ngữ nguyên nhân” [35]. Nghĩa nguyên nhân ở đây cần đƣợc hiểu là nghĩa sâu. Còn về nghĩa cú pháp thì vì các từ làm, khiến vẫn còn là

động từ chứ chƣa trở thành hƣ từ, nên xét trong quan hệ với làm, khiến, các

nhóm danh từ đứng trƣớc vẫn có ý nghĩa cú pháp chủ thể.

Tóm lại, khi xem xét sự tƣơng ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp, ta thấy có hai trƣờng hợp:

- Quan hệ ngữ nghĩa có sự tƣơng ứng với quan hệ cú pháp. Đây là trƣờng hợp của những cấu trúc xuất phát (cấu trúc chƣa đƣợc cải biến):

(3) Tôi đánh nó.

“Tôi” - chủ thể trùng với chủ ngữ. “Nó” - đối thể trùng với bổ ngữ.

- Quan hệ ngữ nghĩa không có sự tƣơng ứng với quan hệ cú pháp. Đối với trƣờng hợp này, cần phân biệt hai dạng thức cụ thể:

+ Dạng thức trong đó từ ngữ có ý nghĩa cú pháp chủ thể không có nghĩa sâu chủ thể mà về nghĩa sâu có thể chỉ:

 Đối thể: Ví dụ: Nó bị tôi đánh.

 Nguyên nhân: Ví dụ: Sự vắng mặt của mẹ khiến tôi lo ngại.

+ Dạng thức trong đó các từ có ý nghĩa sâu chủ thể không có ý nghĩa cú pháp chủ thể mà về nghĩa cú pháp có thể chỉ:

 Kẻ sở thuộc: Ví dụ: Những suy nghĩ của anh ấy.  Nguyên nhân: Ví dụ:

“Con bò rừng này bị hạ sát bởi một tay thợ săn thiện xạ”.

Trong ví dụ trên đây, chủ thể nghĩa sâu của hoạt động hạ sát là một tay

thợ săn thiện xạ. Nhƣ vậy, nhóm danh từ sau bởi có nghĩa sâu chủ thể hoạt

động mà về nghĩa cú pháp lại chỉ nguyên nhân. Nhƣ chúng ta đã biết, bởi là phƣơng tiện cú pháp chỉ nguyên nhân. Chúng ta có thể chuyển câu này sang chủ động nhƣ sau: Con bò rừng này đã bị một tay thợ săn thiện xạ hạ sát.

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt.pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)