Bản chất của các động từ quan hệ làm, khiến

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt.pdf (Trang 56 - 61)

Về đặc tính của làm, khiến trong những cấu trúc kiểu trên đây, ý kiến của các nhà nghiên cứu không thống nhất.

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), khiến đƣợc coi là động từ với ý nghĩa “tác động đến, gây phản ứng tâm lý, tình cảm nào đó” và đƣợc “dùng với chủ ngữ là từ chỉ sự vật, sự việc và bổ ngữ là từ chỉ ngƣời” [23, 500], còn làm đƣợc coi là “nguyên nhân trực tiếp gây ra, tạo ra”.[23,

538]

Lê Biên, Hữu Quỳnh lại coi làm, khiến trong các cấu trúc kiểu trên đây là động từ gây khiến.

Theo quan niệm của Lê Biên, “động từ gây khiến là những động từ chỉ vận động có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối tƣợng”. [2, 79]

Hữu Quỳnh coi “động từ gây khiến giống nhƣ động từ ngoại hƣớng, hoạt động của nó chi phối hoặc hƣớng vào đối tƣợng nhƣng với ý nghĩa khuyên bảo, cho phép hay ngăn cản hành động của đối tƣợng” [26, 70].

Nguyễn Kim Thản, khi phân loại động từ tiếng Việt, đã xếp “làm, khiến” vào nhóm “động từ gây khiến”. Theo ông, “động từ gây khiến biểu thị hoạt động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác. Đặc điểm ngữ pháp của động từ gây khiến là:

N1 - V1 - N2 - V2  Giáp cấm em đi chơi. (1) N2 do N1 - V1 - V2: Em do Giáp cấm chơi.

(2) N2 mà N1 - V1 - V2 : Đứa em mà Giáp cấm chơi. (3) N2, N1 cũng V1 - V2: Em, Giáp cũng cấm chơi. (4) V2 - N1 cũng V1 - N2: Chơi, Giáp cũng cấm em.

Dựa vào hoàn cảnh ngôn ngữ, dạng thức cơ bản còn có thể cải biến thành dạng thức rút gọn:

(5) N1 - V1 - V2: Giáp cấm chơi.

(6) N1 - V1 - N2: Giáp cấm em. [28, 147]

Những động từ gây khiến theo Nguyễn Kim Thản gồm: bảo, bắt buộc,

dìu dắt, đề nghị, đòi hỏi, cấm giục, gọi, giúp đỡ, hướng dẫn, hô hào, kêu gọi, khuyên nài, ép, sai, thuyết phục, yêu cầu…

Ví dụ:

Ngƣời ta bắt viết văn tự và bắt đèo thêm… (Ngô tất Tố)

Dự xui Pha mời Trƣơng Thi và San đến bàn việc. (Nguyễn Công Hoan) Tuy nhiên, Nguyễn Kim Thản lại cho rằng có bốn động từ gây khiến thƣờng đƣợc dùng thông thƣờng hơn cả là cho, để (cho), khiến (cho), làm (cho). Những động từ này bao giờ cũng đòi hỏi bổ ngữ V2 phải đặt ở sau nó và

không bao giờ tồn tại độc lập mà không có V2 … Ba động từ để (cho), khiến (cho), làm (cho) còn có thể có một bổ ngữ tính từ và tính từ này ở vào vị trí

của V2. Ví dụ:

Các anh đừng làm nhà tôi nó thẹn. (Nam Cao)

Chính vì vậy mà có thể nói rằng bốn động từ này là những động từ gây khiến chân chính. Chúng luôn luôn có tác dụng dẫn dắt cấu trúc gây khiến” [27].

Nét chung của các ý kiến trên đây là không phân biệt làm, khiến với

động từ - thực từ (động từ đích thực), đồng thời không phân biệt làm, khiến với các động từ cầu khiến (cấm, bắt, mời, khuyên, bảo…). Theo chúng tôi,

làm, khiến trong trƣờng hợp đang xem xét không phải là động từ - thực từ

bình thƣờng, cũng không thuộc nhóm động từ cầu khiến (cấm, bắt, khuyên…) vì:

- Về nghĩa, chúng khá trống nghĩa từ vựng.

- Về hoạt động ngữ pháp, chúng không có khả năng độc lập làm vị ngữ và không chi phối hai bổ ngữ giống nhƣ động từ cầu khiến (cụ thể xem ở sau). Khác với các tác giả trên đây, tập thể tác giả cuốn Từ điển tiếng Việt

(Văn Tân chủ biên), coi khiến trong những cấu trúc đang đƣợc xem xét là liên từ và chú nghĩa của nó là làm cho [46, 425]. Ý kiến của Văn Tân và các đồng tác giả không phải hoàn toàn không có cơ sở. Quả thật, về ý nghĩa và cách dùng, khiến có nét gần gũi với liên từ (chỉ quan hệ nhân quả): Về ý nghĩa,

khiến cũng gắn với nghĩa quan hệ nhân quả, còn về cách dùng, trong một số

trƣờng hợp, nó có thể đƣợc thay thế bằng nên, mà là những quan hệ từ biểu

thị quan hệ nhân quả. So sánh:

1a) Anh cƣời khiến nó ngƣợng. → 1b) Anh cƣời nên nó ngƣợng. (+)

2a) Nó lƣời biếng nên mẹ nó rất buồn. → 2b) Nó lƣời biếng khiến mẹ nó rất buồn. (+)

3a) Khói pháo và hƣơng hoa cúc từ ngoài vƣờn tràn vào nhà nên Bính càng tƣng bừng. →

3b) Khói pháo và hƣơng hoa cúc từ ngoài vƣờn tràn vào nhà làm Bính càng tƣng bừng. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ)

Tuy nhiên, những nét gần gũi giữa khiến và quan hệ từ nhƣ chỉ ra trên đây chƣa phải là căn cứ xác đáng cho phép xếp khiến vào phạm trù liên từ nhƣ Văn Tân và một số tác giả chủ trƣơng.

Theo chúng tôi, cần khẳng định rằng làm, khiến trong trƣờng hợp đang đƣợc xem xét trên đây mặc dù đã ngữ pháp hoá ở mức độ nhất định nhƣng chƣa trở thành quan hệ từ (liên từ) vì:

1) Về ý nghĩa, khác với liên từ nên, mà chỉ có quan hệ thuần tuý; làm, khiến vẫn gắn với nét nghĩa hoạt động trừu tƣợng.

2) Về hoạt động ngữ pháp, làm, khiến khác với quan hệ từ ở chỗ:

- Chúng có thể kết hợp với các phó từ chỉ thời thể (mặc dù khả năng này rất hạn chế).

Theo thống kê của chúng tôi, trong số 1000 trƣờng hợp đƣợc khảo sát, chỉ có 65 trƣờng hợp các động từ làm, khiến kết hợp với các phó từ chỉ thời

thể, chiếm 6,5%. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời thể của các động từ quan hệ làm, khiến vẫn có tuy có hạn chế.

Ông căm hờn bọn “phản quốc” đã làm ông mất ăn mất ngủ. (Nguyễn

Công Hoan. Chiến tuyến binh)

Tuổi mƣời bảy đang làm Hạnh nảy nở tƣơi tốt, cả tình yêu đối với anh cũng vậy, ngày một sâu sắc bền chặt. (Nguyễn Minh Châu. Bên đường chiến tranh)

Sự hoà hợp tuyệt hảo đã khiến cô tôi không bao giờ nghĩ tới sự phân

cách giống nòi. (Ma Văn Kháng.Niềm an lạc vĩnh hằng)

Chính tiếng nổ ấy đã khiến mọi ngƣời giật mình. (Văn Tân. Từ điển tiếng Việt)

- Sau chúng có thể xuất hiện quan hệ từ cho với tƣ cách là phƣơng tiện dẫn nối bổ ngữ.

Ví dụ:

Sự im lặng trong huyện đƣờng khiến cho quan càng oai vệ lắm. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

Thủ không phải là sở trƣờng của nó, có lẽ cái chức vô địch của nó

khiến cho nó nôn nóng. (Nguyễn Quang Sáng. Nó và tôi)

Báo ế đã làm cho tôi nản lòng, mà bạn hữu ở ngoài họ càng kêu tệ. (Nguyễn Công Hoan. Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo)

Bệnh nghề nghiệp đã làm cho một số tính nết trở nên méo mó. (Nguyễn Minh Châu. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)

- Ngoài ra, cũng cần thấy rằng trong nhiều trƣờng hợp không thể thay thế làm, khiến bằng các quan hệ từ nên, mà. So sánh:

Tiếng léo xéo trong sân làm mọi ngƣời ngồi yên trên ghế, nhu mì và trật tự. (Nguyễn Công Hoan. Thanh! Dạ!)

→ Tiếng léo xéo trong sân mà mọi ngƣời ngồi yên trên ghế, nhu mì và trật tự. (-)

→ Tiếng léo xéo trong sân nên mọi ngƣời ngồi yên trên ghế, nhu mì và trật tự. (-)

Câu trả lời của vú già khiến Chƣơng càng nghĩ tới Tuyết. (Khái Hƣng, Nhất Linh. Đời mưa gió)

→ Câu trả lời của vú già nên Chƣơng càng nghĩ tới Tuyết. (-) → Câu trả lời của vú già mà Chƣơng càng nghĩ tới Tuyết. (-)

Tóm lại, về bản chất, các động từ làm, khiến không phải là hƣ từ, cũng không phải là động từ - thực từ bình thƣờng mà là nhóm từ có đặc tính trung gian giữa động từ - thực từ và hƣ từ. Bản chất trung gian của làm, khiến thể

hiện ở ý nghĩa và thuộc tính kết trị sẽ đƣợc chỉ ra dƣới đây.

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt.pdf (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)