Đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ làm, khiến

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt.pdf (Trang 68 - 72)

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, bổ ngữ bên các động từ quan hệ

làm, khiến có cấu tạo là cụm chủ vị. Cụm chủ vị làm bổ ngữ bên làm, khiến

có những đặc điểm sau:

- Về phƣơng thức kết hợp với động từ - vị ngữ, chúng có thể có hai biến thể:

+ Biến thể vắng quan hệ từ: Ví dụ:

Gạch mát và phủ rêu xanh khiến Thanh nhớ lại bàn chân xinh xắn của Nga ngày nào đi trên đó. (Thạch Lam. Dưới bóng hoàng lan)

Mùi nƣớc hoa thơm nức, cộng thêm đôi mắt sáng ngời và đôi môi tƣơi tắn của Nhung làm chàng mơ mơ màng màng nghĩ đến những chuyện cổ tích mà yêu tinh quyến rũ khách si tình. (Khái Hƣng, Nhất Linh. Gánh hàng hoa)

Lòng yêu chuộng xƣa kia đã khiến tôi vì nàng quên ăn bỏ ngủ thì sự

thất vọng ngày nay làm tôi chẳng còn khối óc, làm lụng đƣợc một việc gì, nên lẩn thẩn, tôi nghĩ cách… đi xa. (Vũ Trọng Phụng. Con người điêu trá)

Lòng ghen ghét làm Tích khoẻ thêm lên. (Thạch lam. Một đời người) Lời của anh Hết làm chị Hảo thƣơng điếng trong lòng. (Nguyễn Ngọc

Tiếng khóc vỡ ra đột ngột khiến con chó mực ngoài sân cũng giật thót

mình, sủa lên mấy tiếng ai oán. (Nguyễn Huy Thiệp. Cánh buồm nâu)

Cái lối xƣng hô ấy làm cô không chịu đƣợc. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố) Tiếng nổ khiến mọi ngƣời giật mình. (Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt) + Biến thể có quan hệ từ:

Quan hệ từ đƣợc dùng để dẫn nối bổ ngữ ở đây là cho. Ví dụ:

Cái cồn cào làm cho chàng mệt nhƣ ốm. (Nguyễn Công Hoan. Kiếp tài tình) Trời đã khiến cho mẹ con mình lao đao lận đận, thì mình phải chịu chớ không nên phiền trách. (Hồ Biểu Chánh. Cay đắng mùi đời)

Ngoài đƣờng, đàn sẻ líu tíu càng làm cho Bính bồn chồn nóng ruột. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ)

Những lời thị phi ấy đến tai bà Cả, khiến cho bà tái tím ruột gan.

(Thạch Lam. Đứa con)

Sự im lặng trong huyện đƣờng khiến cho quan càng oai vệ lắm. (Vũ

Trọng Phụng. Giông tố.)

Câu chuyện của nó làm cho cả hai ngƣời nhận ra họ đã sống một đời nghệ sĩ đầy ý nghĩa. (Nguyễn Ngọc Tƣ. Bởi yêu thương)

Ánh sáng trăng tuy leo lét, song cũng đủ khiến cho hai con mắt rất tinh tƣờng của nhà chủ điền nom thấy rõ hai cái má phúng phính, một cặp môi nhỏ và dầy, cái cằm tròn trĩnh và hơi lẹm trong cái vành khăn mỏ quạ bằng láng thâm. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

- Về tổ chức nội bộ, bổ ngữ là cụm chủ vị bên các động từ quan hệ làm,

khiến có những đặc điểm sau:

+ Vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ về mặt từ loại đƣợc biểu hiện bằng động từ.

Ví dụ:

Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đây khiến chàng vướng phải. (Thạch

Một tiếng chuông dài kêu lên ngoài giàn thiên lí làm cho bà chủ ngồi

nhổm dậy. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Điều tôi nghe hôm ấy về ngôi chùa làm tôi bâng khuâng nghĩ sang nhiều lĩnh vực khác. (Nguyễn Đình Thi. Xung kích)

Cử chỉ không ngờ này lại khiến bà chánh cảm động. (Nguyễn Công

Hoan. Hé! Hé! Hé!)

Chỉ riêng tiếng nói của Ngƣời cũng đã đủ làm cho họ khóc rồi. (Anh

Đức. Hòn đất)

+ Ngoài hình thức biểu hiện trên đây, vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ còn đƣợc biểu hiện bằng tính từ nhƣng trong trƣờng hợp này, bên tính từ thƣờng phải có thêm các yếu tố phụ (thêm, hơn, chóng…) chỉ sự gia tăng về đặc điểm, phẩm chất. Sự có mặt của các yếu tố phụ này làm cho tính từ có nét gần gũi với động từ.

Ví dụ:

Một làn ánh sáng mờ lƣớt qua làm cái mặt hốc hác và màu da đã xanh lại càng xanh thêm. (Nam Cao. Nghèo)

Công việc ấy chẳng những không làm nàng mệt mỏi, mà trái lại nó chỉ

khiến nàng thêm tỉnh táo và vui sƣớng. (Ngô Tự Lập. Vĩnh biệt đảo hoang)

Những nguồn ánh sáng đèn chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng

chỗ và đƣờng mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối. (Thạch Lam. Hai đứa trẻ.)

Cái lối trang điểm cổ làm cho ngƣời ta chóng già, ta phải thay đổi đi

mới đƣợc. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Gió mạnh dán chặt quần áo vào ngƣời chàng, khiến cái lạnh thêm thấm thía và ẩm ƣớt. (Thạch Lam. Cuốn sách bỏ quên)

Trƣờng hợp vị ngữ (của cụm chủ vị làm bổ ngữ) đƣợc biểu hiện bằng tính từ lại có thêm yếu tố phụ chỉ cách thức nhƣ ở ví dụ dƣới đây là một trƣờng hợp hiếm hoi:

Ánh trăng lọc qua lớp sƣơng mờ huyền uyển chuyển nhƣ khói khiến

khung cảnh cứ mờ nhạt một cách huyền ảo. (Nguyễn Khải. Mùa lạc)

+ Trƣớc động từ giữ vai trò vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ, hầu nhƣ không xuất hiện các phó từ chỉ thời thể. Sự xuất hiện của phó từ đứng trƣớc động từ - vị ngữ nhƣ trong trƣờng hợp dƣới đây rất ít gặp:

Quy mô của cuộc can thiệp và hậu quả ngoài ý muốn của nó đủ khiến

cho cuộc can thiệp này đang lấn át mục tiêu chính trị và nhân đạo ban đầu.

(Báo Nhân dân. Ngày 28/04/1999)

Qua cách phân tích trên đây về đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm chung của cụm chủ vị làm bổ ngữ trong những trƣờng hợp trên đây là: a) Chúng có thể xuất hiện sau từ trung tâm với 2 biến thể: biến thể không có quan hệ từ và biến thể có quan hệ từ. b) Vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ ít nhiều bị chi phối trực tiếp bởi từ trung tâm đứng trƣớc nên mất đi ý nghĩa và hình thức thời thể đồng thời không có khả năng hiện thực hoá đầy đủ mối quan hệ chủ ngữ với vị ngữ.

Tóm lại, các động từ làm, khiến là những động từ có nguồn gốc từ động từ - thực từ nhƣng đã bị “hư hoá” ở mức độ nhất định và trở thành động từ quan hệ có đặc tính trung gian giữa thực từ và hƣ từ. Từ những tƣ liệu cụ thể, chúng tôi nhận thấy giữa làm khiến có những điểm chung sau đây: Về ý

nghĩa, chúng vừa biểu thị nét nghĩa hoạt động gây khiến trừu tƣợng, khái quát, vừa biểu thị mối quan hệ nhân quả giữa các thực từ trong câu. Về chức năng cú pháp, chúng vừa là trung tâm tổ chức câu (làm vị ngữ trong câu) vừa là phƣơng tiện cải biến câu.

2.4. Tiểu kết

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phƣơng tiện cú pháp (quan hệ từ) và bằng phƣơng tiện từ vựng - ngữ pháp (động từ quan hệ) trong tiếng Việt khá phổ biến.

Bằng phƣơng tiện cú pháp (quan hệ từ), quan hệ nhân quả có thể đƣợc biểu hiện bằng hai nhóm quan hệ từ sau:

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân. - Quan hệ từ chỉ kết quả.

Bằng phƣơng tiện từ vựng - ngữ pháp, quan hệ nhân quả có thể đƣợc biểu hiện bằng các động từ làm, khiến là những động từ có nguồn gốc từ động từ - thực từ nhƣng đã bị “hư hoá” ở mức độ nhất định và trở thành động từ quan hệ có đặc tính trung gian giữa thực từ và hƣ từ.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt.pdf (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)