3.2.KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nhân lực tại khách sạn Sông Nhuệ (Trang 57 - 59)

SẠN SÔNG NHUỆ

3.2.KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN

CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN SÔNG NHUỆ

3.2.1.Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn và đẩy mạnh liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống

Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực trong khách sạn Sông Nhuệ, các nhân viên trong từng bộ phận cần được chuyên môn hoá trong công việc hơn nữa. Một thực trạng thực tế hiện nay ở phòng kinh doanh của khách sạn đó là một nhân viên trong phòng còn kiêm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc như: vừa làm nhân viên kiểm định ở bộ phận nhà hàng, vừa làm nhiệm vụ của phòng kinh doanh điều này dễ dẫn đến tình trạng làm việc quá sức, gây một sức ép tâm lý lớn đối với nhân viên. Trong khi đó, lại có nhiều nhân viên ở bộ phận nhà hàng, bộ phận bếp có những lúc lại quá nhàn rỗi.

Như vậy, việc phân bổ nguồn nhân lực trong khách sạn Sông Nhuệ chưa thực sự được hoàn chỉnh, nên các nhà quản trị trong khách sạn cần phải phân phối nguồn nhân lực một cách hợp lý. Trước hết, các nhà quản trị cần lập ra một bản mô tả công việc trong đó phân tích rõ ràng công việc mà người nhân viên cần phải làm, phạm vi trách nhiệm của công việc ra sao. Từ bảng mô tả công

việc mà phân công công việc cho những người thích hợp với đặc điểm của công việc, tránh tình trạng người am hiểu công việc này thì làm việc khác.

Các phòng ban bộ phận cần liên kết chặt chẽ hơn, cần phải có một quy định chặt chẽ giữa các bộ phận trong khách sạn khi thực hiện các công việc hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: khi bộ phận buồng báo cho tổ sữa chữa cần sửa một trang thiết bị trong phòng ngủ của khách thì tổ sửa chữa không thay nhưng có thay nhưng để sau một thời gian dài mới thay. Để tránh tình trạng giữa các bộ phận không gắn kết chặt chẽ với nhau thì ban giám đốc cần đưa ra những quy định chặt chẽ buộc các bộ phận phải tương hỗ với nhau. Nếu không thực hiện đúng quy định sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật như: cảnh cáo, khiển trách, kỷ luật, trừ tiền lương, tiền thưởng đối với các bộ phận, cá nhân vi phạm.

Với cơ cấu của khách sạn Sông Nhuệ như đã trình bày ở chương 2 thì tương đối cồng kềnh, nhiều khâu trung gian. Ba bộ phận trong khách sạn là: tổ bảo vệ, tổ vệ sinh và tổ bảo dưỡng chỉ cần do một tổ trưởng phụ trách chứ không cần thiết phải mỗi tổ một người quản lý như hiện nay để tránh bớt cấp quản lý vì thực ra công việc của ba tổ này không cần thiết phải có nhiều người giám sát như vậy. Nếu được như vậy khách sạn sẽ giảm bớt số lượng nhân viên mà hoạt động vẫn có hiệu quả bởi tinh thần trách nhiệm của nhân viên sẽ cao hơn.

Tinh giảm bộ máy quản lý trong khách sạn và các nhân viên trong khách sạn để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Đây là một vấn đề khó đối với một công ty Nhà nước, nhưng cần phải thực hiện dần trong thời gian tới. Bằng các hợp đồng ngắn hạn, dài hạn hoặc ký kết với các sinh viên trong các trường làm việc trong một khoảng thời gian mà khách sạn đông khách, tiếp nhận các sinh viên thực tập của các cơ sở gửi đến. Đối với những nhân viên bình thường thì khách sạn nên tiếp nhận họ theo các hợp đồng ngắn hạn để giảm bớt số lượng nhân viên, giảm được chi phí vào những lúc thời gian ít khách. Một ví dụ của việc giảm nhân viên đó là bộ phận nhà hàng của khách sạn vào những dịp có nhiều tiệc như tiệc cưới thì do đó trong những dịp này khách sạn nên thuê thêm

số lượng nhân viên để phục vụ có hiệu quả nhưng ngoài thời điểm trên thì chỉ cần lượng nhân viên ít hơn.

Để khách sạn Sông Nhuệ thực sự hoạt động có hiệu quả thì việc hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức cần phải được tiến hành nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nhân lực tại khách sạn Sông Nhuệ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w