Chính sách phân phối.

Một phần của tài liệu Vận dụng các chính sách marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Chi nhánh công ty du lịch và dịch vụ hồng gai lao động tại Hà Nội (Trang 25 - 28)

1. chiến lược siêu phẩm 2 chiến lược thâm nhập 3 Chiến lược giá trị tuyệt hảo 4 Chiến lược bán đât5 Chiến lược trung bình6 Chiến lược giá trị khá

2.3.Chính sách phân phối.

Trước khi đi vào tìm hiểu về chính sách phân phối chúng ta phải hiểu khái niệm phân phối trong marketing. Phân phối trong marketing không phải là định ra phương hướng, mục tiêu, tiền đề của lưu thông mà nó còn bao gồm cả nội dung thay đổi cả không gian, thời gian, mặt hàng và số lượng hàng hoá cùng với các biện pháp, các chủ thuật để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng (bài giảng marketing du lịch, PGS -PTS Nguyễn Văn Đính, khoa du lịch và khách sạn, Trường đại học kinh tế quốc dân).

Chính sách phân phối là các chính sách marketing trong việc lựa cghọn các kênh phân phối, sử dụng và quan hệ với họ nhằm mục đích đạt được các mục tiêu định trước. Kênh phân phối được hiểu là tập hợp cá nhân, những tổ chức tham gia vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng

cuối cùng. Bất kỳ một Công ty kinh doanh nào nói chung và Công ty lữ hành nói riêng đều cần tới kênh phân phối là vì khả năng hạn chế của họ trong việc trực tiếp liên hệ với khách hàng, những Công ty nhỏ không đủ khả năng xây dựng những điểm bán lẻ ở gần khách hàng, những Công ty khác có thể thì thấy việc đó không đạt được những hiệu qủa để cho người khác nhiều kinh nghiệm hơn đảm nhận còn bản thân doanh nghiệp thì đầu tư vào việc tạo ra sản phẩm. Dịch vụ của mình.

Nói tóm lại, yếu tố hiệu quả kinh doanh đã dẫn tới yêu cầu là phải có các kênh phân phối.

Trong kinh doanh du lịch lữ hành các kênh phân phối sau thường được sử dụng:

Sơ đồ 5; các kênh phân phối của Công ty lữ hành

Cụng ty lữ hành Cụng ty gửi khỏch éại lý du lịch bỏn buụn

éại lý bỏn lẻ hay đại diện của Cụng ty

Khỏch du lịch (5) (4) (3) (2) (1)

Kênh (1): Kênh ngắn, trực tiếp. Đây là kênh phân phối trực tiếp giữa khách hàng và Công ty lữ hành. Thông thường tỷ trọng kênh này thường ít trong kinh doanh và du lịch quốc tế do khả năng hạn chế của các Công ty về vị trí địa lý, tài chính, kinh nghiệm để xúc tiến với khách hàng.

Kênh (2): Kênh ngắn gián tiếp: Đặc điểm của kênh này là chỉ có một trung gian là các đại lý bán lẻ hoặc các đại diện. Các đại lý bán lẻ ở đây chủ yếu là các điểm bản, điểm gom khách cho Công ty. Cũng như kênh trên kênh này cũng có tỷ trọng nhỏ trong kinh doanh lữ hành quốc tế do khả năng hạn chế của các Công ty trong việc liên hệ với các đaị lý bán lẻ này. Nhưng trong kinh doanh lữ hành nội địa thì đây là kênh phân phối chủ yếu.

Kênh (3),(4): Kênh dài gián tiếp, đặc điểm của kênh này là các chương trình của Công ty trở thành sản phẩm của một Công ty lữ hành khác cung cấp cho khách hàng. Các Công ty này có thể bán nguyên chương trình của Công ty có chương trình hoặc ghép nối chương trình đó vaò thành một bộ phận của chương trình của bản thân mình. Đây là kênh phân phổ biến trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kinh doanh lữ hành nội địa.

Kênh(5): Đây là kênh dài nhưng trong hệ thống phân phối không có sự tham gia của một Công ty lữ hành nào khác. Các đại lý bán buôn đôi khi còn là người bao thầu toàn bộ của Công ty khác.

Khác với các kênh trong kinh doanh hàng hoá, nhiều khi sản phẩm do Công ty cung cấp lại chính là một bộ phận hay là toàn bộ sản phẩm do những người trung gian cung cấp cho khách du lịch. Có nghĩa là trong trường hợp này bản thân của Công ty lại là người cung cấp dịch vụ cho những chương trình của các hãng lữ hành khác. Điều này cho thấy nhiều khi chính các Công ty lữ hành khác lại có thể tự tìm tới chứ không phải riêng việc ta phải tìm tới họ.

Một phần của tài liệu Vận dụng các chính sách marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Chi nhánh công ty du lịch và dịch vụ hồng gai lao động tại Hà Nội (Trang 25 - 28)