Giải pháp nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Bát Tràng (Trang 50 - 52)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

3.1.4. Giải pháp nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực trong phát triển nghề truyền thống:

Đào tạo một đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. Hầu hết các làng nghề của Việt Nam nói chung và tại làng gốm Bát Tràng nói riêng đội ngũ thợ lành nghề được đào tạo theo

phương pháp "cầm tay chỉ việc", "vừa làm vừa học". Cứ như thế các thế hệ thợ thủ công lành nghề kế tiếp, đan xen nhau, hết lớp này đến lớp khác, đời sau nối tiếp đời trước. Để làm được điều này việc cần làm trước mắt là phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng, để họ thấy được những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của mỗi sản phẩm để từ đó họ thấy yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương hơn và sẽ có những việc làm thiết thực để giữ gìn, phát huy nghề. Chỉ có vậy thì họ mới lĩnh hội được hết những tinh hoa của nghề gốm, mới có những sáng tạo riêng của bản thân mình và mới có đủ nhiệt huyết để biến "nghề gốm trở thành cái nghiệp của mình". Và như thế họ mới trở thành một người thợ gốm thực thụ.

Làng gốm cần khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề trong khâu truyền nghề cho lớp trẻ: Đào tạo thế hệ trẻ tiếp tục sự nghiệp phát triển nghề gốm truyền thống. Bên cạnh việc truyền nghề cho con cháu trong dòng họ, trong làng là chính cũng nên khuyến khích truyền dạy nghề cho con em vùng khác - những người yêu thích, đam mê với nghề gốm truyền thống. Đây sẽ là một giải pháp trước mắt giải quyết nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho làng gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển nghề của mình.

Nhà nước nên mở trường chuyên đào tạo các thợ thủ công truyền thống với đủ các ngành nghề trong đó có nghề gốm như trường dưới thời Pháp thuộc gọi là trường "mỹ nghệ" hay trường Bôda.

Nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng:

Nguồn nhân lực trong quản lý du lịch: Cần phải có những chính sách cụ thể để thu hút nguồn nhân lực có trình độ quản lý du lịch được đào tạo chính quy có bài bản đặc biệt là những con em trong làng về làng công tác. Hoặc có thể phối kết hợp với các trường đào tạo về quản lý du lịch để gửi các

cán bộ quản lý của mình theo học. Hoặc có thể phối hợp với các trường này trong việc mời các giảng viên, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý du lịch về giảng dạy tại làng cho những khóa học, những lớp tập huấn ngắn hạn để nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ tại địa phương.

Đội ngũ HDV tại điểm du lịch làng gốm Bát Tràng:

Có chính sách thu hút và đãi ngộ đặc biệt đối với những HDV về công tác tại điểm du lịch làng gốm Bát Tràng đặc biệt là con em trong làng - những người một thời đã gắn bó với làng gốm, từ đó họ sẽ có những am hiểu sâu sắc hơn về sản phẩm gốm cũng như về làng, cộng với trình độ chuyên môn được đào tạo, lòng yêu nghề, yêu làng họ sẽ là những người truyền đạt tối đa và có hiệu quả nhất những giá trị vật chất cũng như văn hóa tinh thần đến khách.

Làng cũng có thể tạo điều kiện cho những con em trong làng học ngành khác nhưng có nhu cầu, mong muốn được trở thành HDV du lịch tại điểm của làng bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học đào tạo HDV kéo dài từ 2 đến 6 tháng do một số trường đủ tiêu chuẩn mở để thi lấy thẻ HDV.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Bát Tràng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w