Giải pháp nhằm gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Bát Tràng (Trang 56 - 58)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

3.2.2. Giải pháp nhằm gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

làng nghề.

3.2.2.1. Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt thường ngày.

Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Thành từ lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc, đi đứng, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Mà nét đẹp điển hình trong văn hóa ứng xử của người Bát Tràng là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

3.2.2.2. Giữ gìn các giá trị tâm linh, tinh thần.

Giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp của làng gốm Bát Tràng như thái độ yêu nghề thể hiện qua việc không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã của các sản phẩm gốm, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm gốm truyền thống không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Giữ gìn những lễ hội truyền thống của làng gốm Bát Tràng như lễ hội

làng từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch và lễ hội đền Mẫu từ 22 đến 24 tháng 9 Âm lịch hàng năm với những nghi lễ thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống cùng với các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, đáng chú ý nhất là nên khôi phục lại cuộc thi làm gốm giữa các thợ gốm trong làng diễn ra vào dịp lễ hội như xưa, vì đây không chỉ là cuộc thi vui hay thi giành phần thưởng mà ý nghĩa sâu xa của nó là nhằm nâng cao tay nghề cho người thợ, gìn giữ và phát huy những tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống, nâng cao lòng yêu nghề cho mọi người.

Cần khôi phục lại lễ hội tại Văn Chỉ làng nhằm tuyên dương khuyến khích tinh thần học hành khoa cử của làng như dưới các triều đại phong kiến trước kia làng vẫn tổ chức.

Đặc biệt là cần giữ gìn truyền thống học hành, khoa cử của làng. Đây không những là một làng nghề có truyền thống lâu đời mà đây còn là một làng khoa cử có truyền thống học hành được xếp vào hàng thứ 7 của đất Thăng Long. Thời Nho học làng có 364 vị đỗ đạt, trong đó có 1 Trạng nguyên Giáp Hải (dưới thời Mạc), 8 Tiến sĩ, và 9 vị được phong là quận công có 1 vị là quận công lưỡng quốc. Hiện nay, Bát Tràng có rất nhiều người là cử nhân, kĩ sư và hơn 50 người có học hàm học vị Giáo sư,Tiến sĩ đang công tác trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là một nét đẹp, một truyền thống văn hóa vô cùng quý giá mà người dân Bát Tràng hôm nay và mai sau nên giữ gìn, phát huy.

3.2.2.3. Gìn giữ những giá trị văn hóa trong các sản phẩm truyền thống.

Tiến hành gìn giữ, bảo tồn những sản phẩm gốm có chất lượng cao, có giá trị, ý nghĩa lịch sử văn hóa không chỉ với sự phát triển của làng gốm Bát Tràng mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của cả dân tộc.

Sản xuất các sản phẩm không chỉ mang ý nghĩa hàng hóa đơn thuần mà còn là một sản phẩm du lịch, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, của cộng đồng dân cư, đậm đà bản sắc dân tộc.

Làng gốm Bát Tràng có thể kết hợp sản xuất với các làng nghề khác để tạo ra 1 sản phẩm tổng hợp như các sản phẩm gốm kết hợp với các sản phẩm mây tre đan được bao bọc bên ngoài làm nên những sản phẩm vô cùng độc đáo, hay những bức tranh dân gian Đông Hồ, hàng Trống được thể hiện trên chất liệu gốm thay cho các chất liệu truyền thống.

Bằng các kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tài năng của các nghệ nhân cố gắng khôi phục lại những kỹ thuật sản xuất gốm truyền thống đã bị thất truyền, những dòng sản phẩm, những loại men cổ truyền của làng gốm Bát Tràng.

Bát Tràng cần phải giữ lại một số lò gốm cổ và quy trình làm gốm theo phương pháp cổ truyền vừa có tác dụng bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống vừa là nơi tham quan thú vị của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Bát Tràng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w