3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống hoa lily sorbonne
Chiều cao cây phản ánh quá trình sinh trư ởng của cây cũng như giá tr ị thương phẩm của cây sau này. Đặc biệt đối với cây hoa lily cắt cành thì chiều cao cây có ý nghĩa r ất lớn đến giá trị của cành hoa. Chiều cao cây phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài lóng và số lá trên thân, nhưng số lá trên thân đã đư ợc quy định ngay từ trong củ vì vậy mà chiều cao cây cuối cùng được quyết định phần nhiều bởi chiều dài lóng. Ngoài số lá và chiều dài lóng thì chiều cao cây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như: điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc, giống, phân bón…. Các công thức thí nghiệm khi phun các loại phân bón lá khác nhau và trồng trong điều kiện thời tiết khác nhau chiều cao cây của từng công thức thí nghiệm đã thể hiện rất rõ sự khác biệt này. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne
Đơn vị: cm
Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy: Động thái tăng chiều cao cây của các công thức ở cả hai vụ là tương đối đồng đều. Vụ 1 vào thời điểm sau trồng 10 ngày chiều cao của công thức phun phân TQ1 đạt 13,1cm cao nhất trong các công thức, tiếp theo đó là công thức phun phân Sông Gianh (12,6cm), TQ2 (12,1cm), thấp nhất là công thức đối chứng (12,1cm). Vụ 2 sự tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm ở thời điểm sau trồng 10 ngày chiều cao cây của các công thức thí nghiệm cũng có s ự biến động tương tự như ở vụ 1: công thức phun phân TQ1 cao nhất (14,6cm) tiếp đến là công
Năm CT Số ngày sau trồng
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 2006 – 2007 Đ/c 12,1 26,7 38,1 50,1 55,4 67,5 72,3 79,1 81,2 85,2 88,1 TQ1 13,1 33,1 44,7 56,7 70,1 80,2 90,7 93,3 97,3 100,8 101,6* TQ2 12,1 28,8 40,7 54,2 66,8 70,6 75,1 82,2 86,3 89,3 91,4* SG 12,6 25,2 41,1 52,1 63,2 68,1 74,7 81,4 84,1 87,6 90,1ns CV (%) 1,7 LSD.05 3,1 2007 - 2008 Đ/c 13,4 34,5 45,8 66,7 81,2 88,4 98,7 100,3 103,6 104,3 TQ1 14,6 38 53 71 82,8 92 103,3 105,7 109,5 111,7* TQ2 13,6 34,8 50 67,6 79,5 86,4 97,8 102,8 108,2 111,4* SG 12 38,2 53 68,1 80,2 86,9 97,1 101 103,4 105,7ns CV (%) 2,8 LSD.05 5,9
thức phun phân Sông Gianh (14cm), TQ2 (13,6cm) thấp nhất vẫn là công thức đối chứng với chiều cao đạt 13,4cm.
Giai đoạn 10 – 20 ngày sau trồng ở vụ 1 công thức phun phân TQ1 chiều cao cao nhất (33,1cm) và thấp nhất là công thức phun phân Sông Gianh (25,2cm), ở vụ 2 cao nhất là công thức phun phân Sông Gianh (38,2cm), thấp nhất là công thức đối chứng (34,5cm). Đến thời điểm sau trồng 30 ngày ở vụ 1 cao nhất vẫn là công thức phun phân TQ1 (44,7cm), thấp nhất là công thức đối chứng (38,1cm), ở vụ 2 công thức phun phân Sông Gianh và công thức phun phân TQ1 bằng nhau (53cm) cao hơn công thức phun phân TQ2 (50cm), thấp nhất là công thức đối chứng (45,8cm).
Giai đoạn 30 – 60 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở tất cả các công thức thí nghiệm đều cao, sau đó tốc độ tăng trưởng của cây giảm đến mức thấp nhất và dừng hẳn. Tuy nhiên ta nhận thấy ở vụ 1 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là công thức phun phân TQ1 tăng 1,18cm/ngày, trong khi đó ở vụ 2 tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất ở công thức đối chứng 1,42cm/ngày. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiều cao cây cuối cùng ở vụ 1 đều thấp hơn vụ 2. Chiều cao cây cuối cùng vụ 1 cao nhất là công thức phun phân TQ1 là 101,6cm trong khi đó chiều cao cây cuối cùng ở vụ 2 thấp nhất là công thức đối chứng 104,3cm và cao nhất là công thức phun phân TQ1 đạt 111,7cm.
Nhìn chung qua 2 năm thí nghi ệm tôi thấy rằng khi phun các loại phân bón lá ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây còn có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình tăng chiều cao cây của giống hoa lily sorbonne. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở vụ 1 chiều cao cây cuối cùng của công thức phun phân TQ1 và công thức phun phân TQ2 cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun phân Sông Gianh có chiều cao cây cuối cùng tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ 2 chiều
hướng tác động của phân bón lá đến chiều cao cây của các công thức thí nghiệm giống như vụ 1. Chiều cao cây cuối cùng của công thức phun phân TQ1 và công thức phun phân TQ2 cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun phân Sông Gianh có chiều cao cây cuối cùng tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của hoa lily
sorbonne
Lá là cơ quan quang hợp và được ví như những nhà máy chuyên sản xuất tổng hợp các chất dinh dưỡng cung cấp cho mọi nhu cầu của cây trồng. Vì vậy thời gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng hoa của cây. Thời gian ra lá, tốc độ ra lá quyết định cây đó nhanh hay chậm, nếu tốc độ ra lá nhanh thì bộ lá sẽ ổn định sớm, nguồn dinh dưỡng được cung cấp sớm, cây sẽ sinh trưởng nhanh mạnh, số lá trên cây sẽ quyết định lượng dinh dưỡng mà cây được cung cấp nhiều hay ít nên lá là cơ quan rất quan trọng đối với cây trồng.
Qua theo dõi đ ộng thái ra lá của giống lily sorbonne thí nghiệm từ khi trồng đến khi bộ lá ổn định chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa lily sorbonne
Đơn vị: Lá/cây
Năm Công thức Số ngày sau trồng
10 20 30 40 50 60 2006 – 2007 Đ/c 4,4 27,7 42 47,7 49,2 50,7 TQ1 4,5 28,6 47,1 53,1 56,6 57,3 TQ2 4,1 27,7 44,2 48,4 50,6 53,2 SG 3,9 26,7 43,1 48,1 50,5 51,7 CV (%) 1,9 2007 - 2008 Đ/c 3,2 22,7 35,1 45,1 53,6 TQ1 4,5 24,8 38,2 46,3 57,5* TQ2 4,4 23,9 36,8 44,6 57,1* SG 4,3 25 36,7 44,9 52,3ns CV (%) 2,9 LSD.05 3,2
Qua bảng 3.2 cho thấy: Sau trồng 10 ngày số lá của các công thức ở 2 vụ là tương đối đồng đều từ 3,2 – 4,5 lá/cây, thấp nhất là công thức đối chứng và cao nhất là công thức phun phân TQ1.
Sau trồng 20 ngày số lá của các công thức vẫn tương đối ổn định, ở vụ 1 số lá biến động từ 26,7 – 29,7 lá, ở vụ 2 số lá biến động từ 22,7 – 25 lá.
Sau trồng 20 ngày thì tiến hành phun phân bón lá cho cây hoa lily, do đó sau trồng 30 ngày thì tốc độ ra đã có sự khác nhau. Vụ 1 ở công thức đối chứng không phun phân tốc độ ra lá chậm nhất (1,43lá/ngày) đạt 42 lá sau trồng 30 ngày, trong khi đó công thức phun phân TQ1 tốc độ ra lá cao
(1,85lá/ngày) đạt 47,1 lá, các công thức phun phân còn lại đều đạt số lá lớn hơn đối chứng (>42lá).
Sau trồng 40 ngày tốc độ ra lá vẫn tăng mạnh, số lá tăng nhanh, cao nhất là công thức phun phân TQ1 đạt 53,1 lá, thấp nhất là công thức đối chứng đạt 47,7 lá.
Tại thời điểm sau trồng 30 ngày tốc độ ra lá của các công thức ở vụ 2 tăng mạnh nhất, cao nhất là công thức công thức phun phân TQ1 đạt 1,34 lá/ngày, sau đó giảm dần và ổn định.
Ở vụ 2 do hoa lily được trồng ở thời điểm nhiệt độ lớn hơn vụ 1 nên sau 50 ngày số lá/cây đã ổn định còn ở vụ 1 sau 60 ngày số lá/cây mới ổn định. Phân bón lá có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây đồng thời một phần ảnh hưởng đến tăng số lá/cây, do đó khi số lá ổn định có sự chênh lệnh giữa các công thức.
Ở vụ 1 số lá cuối cùng dao động từ 50,5 – 57,4lá, ở vụ 2 số lá cuối cùng biến động từ 52,3 – 57,5 lá. Khi tiến hành xử lý thống kê chỉ tiêu tổng số lá/cây tôi thu được kết quả sau: vụ 2 số lá/cây của công thức phun phân TQ 1 và công thức phun phân TQ2 lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun phân Sông Gianh có số lá/cây tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của hoa lily sorbonne
Thời gian sinh trưởng của cây trồng được tổ hợp từ nhiều yếu tố: Điều kiện ngoại cảnh, điều kiện ch ăm sóc, đặc điểm của giống…. Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của cây có ý nghĩa r ất quan trọng cho việc xác định thời điểm tác động các biện pháp kỹ thuật để rút ngắn thời kỳ này hoặc kéo dài thời kỳ kia nhằm đem lại hiệu quả đúng với mong muốn của con người, qua theo dõi tôi thu đư ợc kết quả ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của hoa lily sorbonne
Năm CT Thời gian từ trồng đến ………(ngày) Ra nụ Nụ thứ nhất có màu Nở hoa 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% 2006 – 2007 Đ/c 29 32 34 97 104 109 111 112 114 TQ1 29 30 33 95 100 101 105 109 111 TQ2 30 31 33 96 103 105 109 110 112 SG 30 31 33 97 103 106 111 112 113 2007 - 2008 Đ/c 30 32 35 98 105 108 112 114 115 TQ1 29 31 34 96 103 106 109 112 114 TQ2 30 32 34 97 104 107 111 113 115 SG 30 32 34 96 103 107 111 113 115
Qua bảng 3.3 cho thấy: ở vụ 1 thời gian từ trồng đến 10% số cây ra nụ đầu tiên công thức phun phân TQ1 bằng với công thức đối chứng (29 ngày). Thời gian 10% ra nụ của 2 công thức phun phân TQ2 và công thức phun phân Sông Gianh bằng nhau và dài hơn đối chứng 1 ngày (30 ngày), thời gian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra nụ đầu tiên của cả 3 công thức phun phân bón lá đều ngắn hơn công thức đối chứng.
Ở vụ 2 thời gian 10% số cây ra nụ của công thức phun phân TQ2 và công thức phun phân Sông Gianh là 30 ngày bằng với công thức đối chứng, riêng công thức phun phân TQ1 là có thời gian ngắn nhất và sớm hơn đối chứng 1 ngày (29 ngày). Ở vụ này thời gian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra nụ đầu tiên của cả 3 công thức cũng đều ngắn hơn công thức đối chứng ít nhất 1 ngày.
Thời gian từ trồng đến 10% nụ thứ nhất có màu của các công thức ở cả 2 vụ đều có sự chênh lệch không đáng kể. Công thức phun phân TQ1 thời gian nụ thứ nhất có màu 10% là sớm nhất ở cả 2 vụ đồng thời thời gian 10% nụ thứ nhất có màu của công thức đối chứng là muộn nhất. Các công thức phun phân còn lại có thời gian nụ thứ nhất có màu 10% là tương đương nhau dao động từ 96 – 97 ngày. Ở cả 2 vụ thời gian từ trồng đến 50% nụ thứ nhất có màu của 3 công thức phun phân bón lá đều nhanh hơn công thức đối chứng 1 – 2 ngày. Từ trồng đến 80% số nụ có màu công thức phun phân TQ1 là nhanh nhất. Ở vụ 1 công thức phun phân TQ1 là 101 ngày nhanh hơn hai công thức phun phân Sông Gianh (105 ngày) và công thức phun phân TQ2 (106 ngày) và đều nhanh hơn công thức đối chứng (109 ngày). Ở vụ 2 tác động của phân bón lá đến cây hoa lily có chiều hướng tương đương vụ 1. Thời gian 80% nụ thứ nhất có màu của công thức phun phân TQ1 là sớm nhất (106 ngày) tiếp đến là công thức phun phân TQ2 và công thức phun phân Sông Gianh (107 ngày), dài nhất là công thức đối chứng (108 ngày).
Thời gian từ trồng đến 10% số cây ra hoa ở cả 2 vụ sớm nhất vẫn là công thức phun phân TQ1 và muộn nhất vẫn là công thức đối chứng. Thời gian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra hoa ở tất cả các công thức cả 2 vụ đều có chiều hướng không đổi, thời gian sinh trưởng ngắn nhất vẫn là công thức phun phân TQ1 (111 ngày ở vụ 1, 114 ngày ở vụ 2) và dài nhất vẫn là công thức đối chứng (114 ngày ở vụ 1, 116 ngày ở vụ 2).
Nhìn chung ảnh hưởng của các loại phân bón lá đã có tác động rõ rệt đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily. Công thức phun phân TQ1 có tác dụng rõ rệt rút ngắn các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa dẫn tới thời gian sinh trưởng giảm từ 2 – 3 ngày. Qua 2 vụ trồng và thí nghiệm phun phân bón lá tôi nhận thấy rằng tác dụng của phân TQ1 tác
động đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa là ổn định qua 2 năm.
3.1.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa của
giống hoa lily sorbonne
Mục đích cuối cùng của đề tài nghiên cứu này là chọn ra được công thức thí nghiệm cho năng suất và chất lượng hoa cao nhất để áp dụng vào sản xuất, rút ngắn thời gian lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Số nụ trên cây và số hoa trên cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất hoa. Số nụ và số hoa trên cây không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hoa của giống hoa lily sorbonne
Năm Chỉ tiêu Công thức Số nụ hoa (nụ/cây) Số hoa (hoa/cây) Hoa loại 1 (%) Hoa loại 2 (%) Hoa loại 3 (%) 2006 – 2007 Đ/c 5,0 4,9 49,1 37,6 13,4 TQ1 5,6 5,5* 55,2 40 4,8 TQ2 5,3 5,1ns 51,5 44,1 4,8 SG 5,2 4,9ns 50,3 45,1 4,6 CV (%) 7,2 2007 - 2008 Đ/c 6,3 6,3 69,5 21,8 8,7 TQ1 7,0 6,9 91,3 7,3 1,4 TQ2 6,3 6,2 84,4 12,1 3,4 SG 6,4 6,3 85,3 12,1 2,6 CV (%) 4,6
Qua bảng 3.4 cho thấy: Số nụ/cây cũng như số hoa/cây ở tất cả các công thức ở vụ 2 đều cao hơn vụ 1, đều đạt tiêu chuẩn của một cành hoa đẹp (> 5 nụ/cành).
Trong đó ở vụ 1 công thức phun phân TQ1 là lớn nhất (5,6 nụ/cây), của công thức phun phân TQ2 (5,3 nụ/cây), công thức phun phân Sông Gianh (5,2 nụ/cây) đều cao hơn đối chứng (5,0 nụ/cây).
Ở vụ 2 công thức phun phân TQ1 số nụ/cây là lớn nhất (7 nụ/cây), tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh (6,4 nụ/cây), cuối cùng là công thức phun phân TQ2 và công thức đối chứng đều bằng nhau (6,3 nụ/cây). Để có kết quả chính xác chúng tôi đã ti ến hành xử lý thống kê và thu được kết quả sau: ở cả hai vụ trồng công thức phun phân TQ1 đều có số hoa/cây lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, các công thức còn lại đều tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Số hoa/cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để làm căn cứ phân loại hoa sau này. Chính vì vậy công thức đối chứng có số hoa/cây thấp nhất đồng thời cũng là công thức có tỷ lệ hoa loại 1 thấp nhất (49,2%), tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh (50%), công thức phun phân TQ2 (52,3%) và cao nhất là công thức phun phân TQ1 (55,4%). Ở vụ 2 mặc dù số nụ hoa cao hơn vụ 1 nhưng chiều hướng cũng tương tự, công thức phun phân TQ1 có số nụ/cây cao nhất đồng thời cũng có tỷ lệ hoa loại 1 lớn nhất (91,3%) tiếp