Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể - bắc Cạn (Trang 86 - 90)

Bảng 3.13: Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne thí

nghiệm

Năm Công thức Bệnh hại (bệnh cháy lá) Sâu hại (rệp muội)

Tỷ lệ bệnh (%) Mật độ sâu (con/m2) 2006 – 2007 Đ/c 22,4 215 Atonik 13,4 135 Thiên Nông 15,8 164 GA3 17,2 173 2007 - 2008 Đ/c 21,5 195 Atonik 12,6 154 Thiên Nông 14,7 175 GA3 15,3 168

Qua bảng số liệu cho thấy, tất cả các công thức đều xuất hiện bệnh cháy lá. Công thức phun Atonik có khả năng kháng bệnh tốt nhất ở cả 2 năm thí nghiệm (vụ 1:13,4%, vụ 2:12,6%), tiếp đến là công thức phun Thiên Nông(vụ 1: 15,8%, vụ 2: 14,7%) và công thức phun GA3 (vụ 1: 17,2%, vụ 2: 15,3%), công thức đối chứng bị nhiễm bệnh cao hơn ở cả 2 năm (vụ 1: 22,4%, vụ 2: 21,5%).

Rệp muội gây hại ở tất cả các công thức, nhưng do phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nên rệp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa. Qua theo dõi ở vụ 1 công thức phun Atonik bị rệp hại thấp nhất (135 con/m2), tiếp đến là công thức phun Thiên Nông (164 con/m2) và công thức phun GA3 (173 con/m2), cao nhất là công thức đối chứng (215con/m2

Vụ 2 công thức phun Atonik bị rệp hại thấp nhất (154 con/m2), tiếp đến là công thức phun GA3 (168 con/m2) và công thức phun Thiên Nông (175 con/m2), cao nhất là công thức đối chứng (195 con/m2

).

Qua 2 năm thí nghiệm sử dụng chế phẩm KTST trên giống hoa lily Sorbonne thì công thức phun Atonik cho khả năng kháng sâu bệnh tốt nhất.

Bên cạnh các loại sâu bệnh hại trên thì còn một số bệnh sinh lý là bệnh vàng lá và rụng lá ở gốc do chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, cần có các biện pháp che chắn để giữ nhiệt độ cho đất hạn chế rụng lá ở gốc làm ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ vật chất khô cung cấp dinh dưỡng cho cành hoa.

3.2.7. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến độ bền hoa lily Sorbonne

Độ bền hoa là một trong những tiêu chuẩn để xuất khẩu chính vì vậy khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm KTST đến năng suấ t chất lượng hoa lily Sorbonne chúng tôi tiến hành theo dõi độ bền hoa ở các công thức thu được kết quả ở bảng 3.14:

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại chế phẩm KTST đến độ bền

giống hoa lily sorbonne

Đơn vị: ngày

Năm Công

thức

Độ bền hoa tự nhiên Độ bền hoa cắt cắm

Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn 2006 – 2007 Đ/c 3,4 14,9 23,2 3,6 15,8 21,2 Atonik 5,7 15,3 25,3 5,1 14,4 22,4 Thiên Nông 3,9 15 23,2 3,5 14,6 22,,2 GA3 3,4 14,4 22,9 3,3 14,6 22,8 2007 – 2008 Đ/c 6,2 14,6 25,1 4,6 12,6 19,2 Atonik 7,4 16,1 26,3 5,8 14,9 22,4 Thiên Nông 6,2 15,1 25 4,7 13,9 22,6 GA3 5,2 14,1 22,7 4,2 14,1 22,6

Đối với phương pháp để hoa tự nhiên (độ bền hoa tự nhiên): Vụ 1 thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi nở bông đầu tiên của công thức phun Atonik là dài nhất (5,7 ngày), tiếp đến là công thức phun Thiên Nông (3,9 ngày), công thức phun GA3 và công thức đối chứng thấp nhất (3,4 ngày). Vụ 2 thời gian này dài hơn vụ 1 ở tất cả công thức thí nghiệm, tuy nhiên công thức phun Atonik có thời gian từ khi nụ 1 chuyển màu đến khi nở vẫn là dài nhất (7,4 ngày), công thức đối chứng bằng công thức phun Thiên Nông (6,2 ngày), công thức phun GA3 ngắn nhất (5,2 ngày). Qua 2 vụ ta thấy công thức phun Atonik hoa nở muộn hơn tất cả các công thức thí nghiệm.

Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi hoa tàn bông đầu tiên của công thức phun Atonik là dài nhất, dài hơn công thức phun Thiên Nông, công thức phun GA3 và thấp nhất là công thức đối chứng ở cả 2 vụ. Vụ 1 thời gian bông đầu tiên tàn của công thức phun Atonik là 15,3 ngày, công thức phun Thiên Nông là 15 ngày, công thức đối chứng là 14,9 ngày, ngắn nhất là công thức phun GA3 14,4 ngày. Vụ 2 thời gian bông đầu tiên tàn của công thức phun Atonik là 16,1 ngày, công thức phun Thiên Nông là 15,1 ngày, công thức đối chứng là 14,6 ngày, ngắn nhất là công thức phun GA3 14,1 ngày.

Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi hoa tàn bông cuối cùng của công thức phun Atonik là dài nhất và công thức phun GA3 là ngắn nhất ở cả 2 vụ thí nghiệm. Hai công thức phun phân còn lại đều ngắn hơn công thức phun Atonik và dài hơn công thức phun GA3

Phương pháp cắt hoa cắm trong lọ nước sạch (độ bền hoa cắt cắm): Thời gian từ khi cắt đến khi nở bông đ ầu tiên của công thức phun Atonik là dài nhất ở cả 2 vụ trồng (vụ 1: 5,1 ngày, vụ 2: 5,8 ngày), công thức phun Thiên Nông (vụ 1: 3,5 ngày, vụ 2: 4,7 ngày), công thức đối chứng (vụ 1: 3,6 ngày, vụ 2: 4,6 ngày), công thức phun GA3 (vụ 1: 3,3 ngày, vụ 2: 4,2 ngày).

Thời gian từ khi cắt đến khi tàn cả cành hoa của tất cả các công thức phun chế phẩm KTST đều dài hơn công thức đối chứng. Vụ 1 thời gian cành hoa tươi của công thức phun GA3 là dài nhất (22,8 ngày), thấp nhất là công thức đối chứng (21,2 ngày). Vụ 2 công thức phun GA3 và công thức phun Thiên Nông có độ bền hoa cắt tương đương nhau và dài nhất (22,6 ngày), công thức đối chứng thấp nhất (19,2 ngày).

Qua 2 vụ thí nghiệm tôi nhận thấy rằng tất cả các công thức có phun chế phẩm KTST đều có độ bền hoa lâu hơn công thức đối chứng không phun. Tất cả các công thức có độ bền hoa tự nhiên cao hơn độ bền hoa cắt cắm.

Kết quả theo dõi tất cả các chỉ tiêu qua 2 năm tôi nhận thấy rằng: các công thức có phun chế phẩm KTST đều có tác dụng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily, có tác dụng làm tăng chiều cao cây, tăng đường kính hoa, độ bền hoa… trong đó công thức phun Atonik là có tác dụng tốt hơn cả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể - bắc Cạn (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)