4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa
ĐVT: điểm TT Dòng,giống Sâu lá cuốn nhỏ Sâu đục thân Bệnh bạc lá Bệnh khô vằn Chống đổ 1 Khang dân (đ/c) 1 1 0 1 1 2 CL02 1 1 5 3 1 3 NL061 1 1 3 1 1 4 X25 1 1 0 0 1 5 Thiên Hƣơng 0 1 0 1 1
Do điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều, miền Bắc thƣờng hay có mƣa cục bộ, gió mạnh sau đó nắng nóng rất thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển. Hàng năm, thiệt hại năng suất do sâu bệnh gây ra với cây trồng nói chung và với cây lúa nói riêng là rất lớn. Việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật không hợp lý càng làm cho môi trƣờng sinh thái kém bền vững, phá vỡ cân bằng sinh thái, vì vậy tình hình diễn biến về sâu bệnh hại càng phức tạp và nguy hiểm. Do đó, chọn tạo ra các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh đang là xu hƣớng chủ đạo của các nhà khoa học. Nhằm giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngƣời sản xuất giảm chi phí sản xuất và công lao động, giảm ô nhiễm môi trƣờng, tạo sản phẩm an toàn và bền vững cho môi trƣờng. Vụ xuân năm 2007, tình hình sâu bệnh hại diễn biến rất phức tạp ngay từ đầu vụ, nhƣng gây hại chủ yếu là 02 loại sâu (sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân) và 02 loại bệnh (bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn).
- Về sâu hại:
Sâu cuốn lá nhỏ: Là loài sâu gây hại trên cây lúa ở giai đoạn trƣớc trỗ, đặc biệt gây hại nặng ở giai đoạn đứng cái làm đòng trên các giống lúa có bản lá to, xanh đậm, lá mềm non. Thiên Hƣơng là giống lúa có bộ lá xanh vàng, cứng nên hầu nhƣ không bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại. Các dòng và giống lúa khác tham gia thí nghiệm bị hại ở điểm 1, chỉ có dƣới 10% tổng số khóm bị hại (do áp dung triệt để các biện pháp phòng trừ).
Sâu đục thân: là loài sâu gây hại trên những giống lúa thân mềm, lƣớt ở giai đoạn đẻ nhánh, gây nõn héo và gây bông bạc ở giai đoạn trỗ. Vụ xuân năm 2007, sâu đục thân gây hại ở tất cả các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm, tuy nhiên mức độ gây hại ở mức nhẹ (điểm 1): dƣới 10% số bông bị bạc (do áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ).
- Về bệnh hại: Vụ xuân năm 2007, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp: gió mạnh kèm theo mƣa rào xảy ra thƣờng xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển.
Bệnh bạc lá: là loại bệnh gây hại trên các dòng giống lúa chịu thâm canh, lá mềm, to, xanh. Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn từ đứng cái làm đòng đến trỗ. Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây ra, vi khuẩn này có khả năng phát sinh mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện nóng ẩm, mƣa nhiều, có gió mạnh làm dập xƣớc lá. Vụ xuân năm 2007, giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ (cuối tháng 3, đầu tháng 4) thƣờng xuyên có mƣa rào, gió mạnh, các dòng và giống lúa tham gia thí nghiệm là các dòng và giống lúa chất lƣợng có bộ lá mềm, lƣớt nên đều bị bệnh bạc lá gây hại, đặc biệt là dòng lúa CL02 bị hại nặng nhất (điểm 5, dƣới 25% diện tích lá bị hại). Dòng lúa NL061 bị hại nhẹ hơn (điểm 3). Các dòng, giống lúa khác có bộ lá cứng hơn, không bị mƣa gió làm dập nát nên hầu nhƣ không bị bệnh bạc lá gây hại.
Bệnh khô vằn: Dòng lúa CL02 có dạng khóm xoè, tạo cho quần thể ruộng lúa rậm rạp nên bị hại nặng nhất (điểm 3). Dòng lúa NL061, giống lúa Thiên Hƣơng, giống lúa Khang dân (đối chứng) bị hại ở điểm 1. Dòng lúa X25 không bị hại.
- Khả năng chống đổ: các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có khả năng chống đổ tốt (điểm 1). Mặc dù gặp nhiều đợt gió mạnh, mƣa to ở giai đoạn trỗ đến chín nhƣng các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm đều không bị đổ, không bị nghiêng.
3.2.5. Đặc điểm hình thái các dòng, giống lúa.
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái các dòng, giống lúa T T Chỉ tiêu ĐVT Giống KD (đ/c) Dòng CL02 Dòng NL061 Dòng X25 Giống Thiên Hƣơng 1 Chiều dài lá cm 29,6 49,9 53,7 38,2 29,5 2 Chiều rộng lá cm 1,50 1,68 1,64 1,79 1,37
3 Màu phiến lá Điểm 3 1 3 3 1
4 Góc lá Độ 12,7 18,9 9,6 12,2 12,8
5 Độ dài thân cm 67,9 79,4 76,2 72,4 69,2 6 Chiều dài bông cm 17,0 23,3 22,3 20,9 19,0
7 Chiều dài hạt mm 7,4 9,3 8,6 8,0 8,2
8 Chiều rộng hạt mm 3,1 3,0 3,3 3,2 3,5 Các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có chiều dài lá từ 29,5 - 53,7cm, dòng lúa NL061 có chiều dài lá dài nhất là 53,7cm, dài hơn đối chứng là 24,1cm. Dòng lúa CL02 có chiều dài lá là 49,9cm, dài hơn đối chứng là 20,3cm. Các dòng, giống lúa còn lại có chiều dài lá tƣơng đƣơng với đối chứng.
Các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có chiều rộng lá biến động từ 1,37 - 1,79cm. Dòng lúa X25 có chiều rộng lá lớn nhất (1,79cm), rộng hơn đối
chứng 0,29cm. Các dòng CL02, NL061 có chiều rộng lá dao động từ 1,68 - 1,64cm. Giống lúa Thiên Hƣơng có chiều rộng lá thấp hơn đối chứng không đáng kể.
Các chỉ tiêu về chiều dài lá, chiều rộng lá cho thấy CL02 và NL061 là hai dòng lúa có lá to, dài. Giống lúa Thiên Hƣơng, dòng lúa X25 có kích thƣớc lá tƣơng đƣơng với đối chứng.
Hầu hết các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có màu phiến lá màu xanh đậm (Khang dân, NL061, X25), dòng lúa CL02 có màu phiến lá xanh nhạt hơn so với đối chứng. Giống lúa Thiên Hƣơng có màu phiến lá xanh vàng.
Góc lá: các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm có góc lá dao động từ 9,6 - 18,9 0. Dòng lúa NL061 có góc lá thấp nhất (9,60), thấp hơn đối chứng (3,10
). Dòng lúa CL02 có góc lá rộng nhất (18,90
), rộng hơn đối chứng là 6,20
. Qua chỉ tiêu về góc lá cho thấy: NL061 có dạng thân gọn đứng, CL02 dạng thân xoè hơn.
Độ dài thân: các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có độ dài thân dao động từ 69,2 - 79,4cm, đều cao hơn đối chứng (từ 1,3 - 11,5cm). Dòng CL02 có độ dài thân dài nhất (79,4cm), dài hơn đối chứng là 11,5cm.
Chiều dài bông: các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có chiều dài bông dao động 19,0 - 23,3cm. Dòng CL02 có chiều dài bông dài nhất (23,3cm), dài hơn đối chứng 6,3cm. Các dòng và giống lúa còn lại có chiều dài bông dài hơn đối chứng từ 2,0 - 5,3cm. Giống Khang Dân 18 và giống lúa Thiên Hƣơng có bông thuộc dạng hình rất ngắn. Các dòng lúa NL061, CL02, X25 có bông thuộc dạng hình ngắn.
Chiều dài hạt: các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có chiều dài hạt dao động từ 8,0 - 9,3mm. Dòng lúa CL02 có hạt dài nhất 9,3mm, dài hơn đối chứng là 1,9mm. Các dòng và giống lúa khác có hạt dài hơn đối chứng từ 0,6 - 1,2mm.
Chiều rộng hạt: các dòng và giống lúa tham gia thí nghiệm có chiều rộng hạt dao động từ 3,0 - 3,5mm. Giống lúa Thiên Hƣơng có chiều rộng hạt rộng nhất là (3,5mm), cao hơn đối chứng 0,4mm. Dòng lúa CL02 có chiều rộng hạt thấp nhất (3,0mm), tƣơng đƣơng với đối chứng.
Qua theo dõi các chỉ tiêu về chiều dài hạt và chiều rộng hạt chúng tôi thấy: Dòng lúa CL02 có dạng hạt nhỏ dài. Dòng lúa X25 và giống Thiên Hƣơng có dạng hạt trung bình tƣơng đƣơng với đối chứng.