4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết
TT Dòng, giống lúa Số bông/m2 (bông) Tổng số hạt/bông (hạt) Hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) M1000 hạt (gram) NSLT (tạ/ha) 1 Khang dân (đ/c) 242,0 128,0 105,5 17,5 19,5 49,5 2 CL02 283,8 137,1 124,5 11,0 21,7 76,7 3 NL061 244,3 155,4 123,1 22,8 23,2 69,8 4 X25 224,4 136,5 123,7 9,3 22,8 62,4 5 Thiên Hƣơng 330,0 83,2 80,9 2,8 21,6 57,7 Cv(%) 5,0 4,8 9,7 LSD05 10,44 1,97 11,57 LSD01 15,19 2,87 16,83
Năng suất là mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất lúa, là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định sự tồn tại của giống lúa trong sản xuất. Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phán ánh kết quả đánh giá của một giống lúa. Khả năng cho năng suất của một giống lúa đƣợc thể hiện thông qua các yếu tố cấu thành nhƣ: số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lƣợng 1000 hạt, các yếu tố này quan hệ mật thiết với nhau. Dựa vào điều kiện đất đai, dinh dƣỡng, khí hậu của địa phƣơng, đặc điểm của từng giống, khả năng thâm canh để quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh từ đó sẽ quyết định số bông/m2, số hạt chắc/bông và năng suất cuối cùng.
Số bông/m2: trên ruộng lúa, số bông/m2
phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Để tăng số bông trên đơn vị diện tích, nhất thiết phải tác động thúc đẩy khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu một cách hài hoà. Quần thể ruộng lúa có quy luật tự điều tiết, cấy quá dày hay quá thƣa sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích kinh tế và kỹ thuật. Muốn tăng số bông/m2 phải đảm bảo mật độ cấy thích hợp, bón thúc sớm để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai rai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lƣợng mạ tốt, cấy nông tay, đều tay, thẳng hàng, cấy đúng mật độ, đúng tuổi mạ, làm đất kỹ, chăm sóc bón phân cân dối hợp lý và cấy đúng thời vụ. Qua bảng 4.8 ta thấy: số bông/m2
của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm biến động từ 224,4 - 330bông. Dòng lúa X25 có số bông/m2
thấp nhất (224,4 bông). Giống lúa Thiên Hƣơng có số bông/m2
cao nhất (330bông). Dòng lúa CL02 và dòng NL061 có số bông/m2
cao hơn đối chứng từ 2,3 - 41,8 bông.
Số hạt chắc/bông: hạt chắc/bông là yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Thời kỳ quyết định số hạt chắc/bông là thời kỳ bắt đầu phân hoá đòng đến cuối thời kỳ vào chắc (từ trƣớc trỗ khoảng 20 ngày đến sau trỗ 15 ngày). Thực tế sản xuất cho thấy, số hạt chắc/bông còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, quá trình chăm sóc, bón phân, sâu bệnh hại, đặc tính của giống. Để nâng cao số hạt chắc/bông phải cấy đúng thời vụ (tránh đƣợc điều kiện ngoại cảnh bất lợi), cấy với mật độ hợp lý, bón phân cân đối, tăng cƣờng bón Kali vào giai đoạn cuối. Số hạt chắc/bông của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 80,9 - 124,5 hạt. Giống đối chứng có số hạt chắc/bông là 106,1 hạt. Giống lúa Thiên Hƣơng có số hạt chắc/bông thấp nhất (80,9 hạt), thấp hơn đối chứng là 24,6hạt (ở mức tin cậy 99%). Dòng lúa CL02 có số hạt chắc/bông cao nhất (124,5 hạt), cao hơn đối chứng là 19,0 hạt một cách chắc chắn ở mức tin cậy là 99%. Các
dòng lúa NL061, X25 có số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng (ở mức tin cậy 99%). Hệ số biến động giữa các công thức là 5,0%.
Khối lượng 1000hạt: khối lƣợng 1000hạt cũng là yếu tố quyết định đến năng suất. Khối lƣợng 1000 hạt là tƣơng đối ổn định theo từng giống, ít bị thay đổi do điều kiện chăm sóc, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại. Khối lƣợng nghìn hạt do đặc tính giống quyết định và do hai thành phần tạo nên đó là vỏ trấu và lƣợng tinh bột tích luỹ trong đó. Kích thƣớc vỏ trấu phụ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời trong hai tuần trƣớc khi nở, do đó các giống khác nhau có khối lƣợng nghìn hạt khác nhau. Các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có khối lƣợng nghìn hạt dao động từ 19,5 - 23,2gram. Giống đối chứng có khối lƣợng nghìn hạt là 19,5gram. Dòng lúa NL061 có khối lƣợng nghìn hạt cao nhất (23,2gram), cao hơn đối chứng là 3,7gram ở mức tin cậy 99%. Giống lúa Thiên Hƣơng, dòng lúa CL02 có khối lƣợng nghìn hạt cao hơn đối chứng từ 2,1 - 2,2gram ở mức tin cậy 95%. Dòng lúa X25 có khối lƣợng nghìn hạt cao hơn đối chứng 3,3gram một cách chắc chắn ở mức tin cậy 99%. Hệ số biến động giữa các công thức là 4,8%.
Năng suất lý thuyết: năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của từng giống lúa. Năng suất lý thuyết của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm biến động từ 49,5 - 76,7tạ/ha. Giống đối chứng có năng suất lý thuyết là 49,5tạ/ha. Giống lúa Thiên Hƣơng có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng với đối chứng. Dòng lúa X25 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng là 12,9 tạ/ha ở mức tin cậy 95%. Dòng lúa CL02 và dòng lúa NL061 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng từ 20,3 - 27,2 tạ/ha một cách chắc chắn ở mức tin cậy 99%. Hệ số biến động giữa các công thức là 9,7%.