Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống lúa thuần và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất của dòng lúa CL02 tại Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 79 - 83)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ

Bảng 3.14. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ

ĐVT: điểm TT Công thức Sâu lá cuốn nhỏ Sâu đục thân Bệnh bạc lá Bệnh khô vằn Chống đổ 1 Công thức 1 1 1 5 3 1 2 Công thức 2 1 1 5 3 1 3 Công thức 3 1 1 5 3 1 4 Công thức 4 1 1 5 3 1 5 Công thức 5 1 1 5 5 1 6 Công thức 6 1 1 5 5 1

Vụ xuân năm 2007, thời tiết biến đổi thất thƣờng không theo quy luật nên diễn biến sâu bệnh hại phức tạp. Sâu bệnh hại chủ yếu ở vụ xuân năm 2007 là: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn.

Các mật độ cấy khác nhau ảnh hƣởng không rõ rệt đến tình hình diễn biến của sâu bệnh hại.

Sâu cuốn lá nhỏ: các mật độ cấy khác nhau đều bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở điểm 1.(do áp dụng kịp thời và có hiệu quả biện pháp phòng trừ)

Sâu đục thân: các mật độ cấy khác nhau đều bị sâu đục thân hại, mức độ hại nhẹ ở điểm 1.(do áp dụng kịp thời và có hịêu quả các biện pháp phòng trừ)

Bệnh bạc lá: là loại bệnh nguy hiểm, xuất hiện vào giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ, gây hại bộ lá đòng, ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất. Các mật độ cấy khác nhau đều bị nhiễm bệnh bạc lá ở điểm 5.

Bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại nặng trong điều kiện quần thể lúa rậm rạp, nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Trong thí nghiệm, công thức cấy ở mật độ cao, quần thể lúa rậm rạp nên bệnh khô vằn gây hại nặng hơn (ở điểm 5). Các công thức cấy ở mật độ thấp, mặc dù số dảnh/khóm cao nhƣng quần thể lúa thông thoáng hơn nên bệnh khô vằn gây hại ở điểm 3.

Khả năng chống đổ: không có sự sai khác về khả năng chống đổ giữa các mật độ cấy khác nhau. Các mật độ cấy khác nhau đều có khả năng chống đổ tốt.

3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. T T Chỉ tiêu Công thức Số bông/m2 (bông) Tổng số hạt/bông (hạt) Hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) M1000 hạt (gram) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Sai khác 1 Công thức 1 230,0 165,1 130,5 20,9 22,5 67,6 59,0 a 2 Công thức 2 258,0 140,2 117,0 16,5 22,5 69.3 58,0 a 3 Công thức 3 297,5 130,2 115,2 11,5 21,2 73,9 63,1 b 4 Công thức 4 272,0 140,9 115,1 12,1 21,7 67,9 57,3 a 5 Công thức 5 288,0 130,4 113,5 13,0 21,2 69,2 57,8 a 6 Công thức 6 305,0 117,5 105,4 10,7 21,2 68,2 58,3 a Cv(%) 3,6 2,1 5,7 6,3 3,7 LSD05 18,04 4,53 2,27 7,89 3,99 LSD01 25,65 6,45 3,23 11,22 5,68

Số bông/m2: cùng số dảnh cấy ban đầu là 3 dảnh, khả năng đẻ nhánh khác nhau, tỷ lệ thành bông khác nhau, số bông hữu hịêu/khóm khác nhau, mật độ cấy/đơn vị diện tích khác nhau nên số bông/m2

khác nhau, biến động từ 230 - 305bông. Công thức 3 có số bông/m2 là297,5 bông. Công thức 6 có số bông/m2 là 305bông. Công thức 1 có số bông/m2

thấp nhất, thấp hơn công thức 3 là 67,5 bông, thấp hơn công thức 6 (75 bông) ở mức tin cậy 99%. Công thức 2 có số bông/m2 thấp hơn công thức 3 là 39,5 bông ở mức tin cậy 99%, thấp hơn công thức 6 là 47 bông một cách chắc chắn ơ mức tin cậy 99%. Công thức 4 có số bông/m2 thấp hơn công thức 3 là 25,5 bông ở mức tin cậy 95%, thấp hơn công thức 6 là 33 bông ở mức tin cậy 99%. Công thức 5 có số bông/m2

sai khác không đáng kể so với công thức 3 và công thức 6. Hệ số biến động giữa các công thức 3,6 %

Số hạt chắc/bông: các mật độ cấy khác nhau cho số hạt chắc/bông khác nhau, biến động từ 105,4 - 130,5hạt. Công thức 3 có số hạt chắc/bông là 117,5 hạt. Công thức 6 có số hạt chắc/bông là 105,5 hạt. Công thức 1 có số hạt chắc/bông cao nhất, cao hơn công thức 3 là 13hạt ở mức tin cậy 99%, cao hơn công thức 6 là 25,1 hạt ở mức tin cậy 99%. Công thức 2, công thức 4, công thức 5 có số hạt chắc/bông tƣơng đƣơng với công thức 3. Công thức 6 có số hạt chắc/bông thấp hơn công thức 3 là 12,1hạt ở mức tin cậy 99%. Công thức còn lại trong thí nghiệm có số hạt chắc/bông cao hơn công thức 6 từ 8,1 - 13,9 hạt ở mức tin cậy 99% . Hệ số biến động giữa các công thức là 2,1%.

Khối lượng 1000 hạt: các công thức mật độ cấy khác nhau thì khối lƣợng hạt cũng có sự biến động từ 21,2 - 22,5gram. Tuy nhiên sự biến động của khối lƣợng hạt giữa các mật độ cấy khác nhau không đáng kể. Công thức 3 có khối lƣợng 1000 hạt là 21,2gram tƣơng đƣơng với khối lƣợng 1000 hạt ở công thức 5, công thức 6. Các công thức khác có khối lƣợng 1000 hạt cao hơn khối lƣợng 1000 hạt của công thức 3 nhƣng sự sai khác ở mức không có ý nghĩa. Hệ số biến động giữa các công thức là 5,7%.

Năng suất lý thuyết: năng suất lý thuyết của các mật độ cấy trong thí nghiệm biến động từ 67,6 - 73,9 tạ/ha. Công thức 3 có năng suất lý thuyết là 73,9tạ/ha. Công thức 6 có năng suất lý thuyết là 68,2 tạ/ha. Công thức 1 có năng suất lý thuyết thấp nhất là 67,6tạ/ha. Nhìn chung các công thức cấy với mật độ khác nhau có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng nhau, sự sai khác về năng suất lý thuyết giữa các công thức không có ý nghĩa. Hệ số biến động giữa các công thức là 6,3%.

Qua bảng 3.15 ta thấy, năng suất thực thu của các mật độ cấy khác nhau dao động từ 57,3 - 63,1tạ/ha. Công thức 3 có năng suất thực thu cao nhất là 63,1 tạ/ha, cao hơn các công thức khác từ 4,1- 5,8tạ/ha (6,5 - 9,2%) ở mức tin cậy 95 - 99%. Các công thức khác có năng suất tƣơng đƣơng nhau dao động từ 57,3 - 59,0tạ/ha. Mật độ cấy của công thức 6 là mật độ cấy đại trà của ngƣời dân trong vùng (50khóm/m2), cao nhất trong các mật độ cấy nhƣng năng suất thực thu chỉ tƣơng đƣơng với năng suất thực thu của các mật độ cấy khác. Hệ số biến động giữa các công thức là 3,7%. 25 30 35 40 45 50 59 58 63.1 57.3 57.8 58.3 0 10 20 30 40 50 60 70 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Mật độ (khóm/m2) NSTT (tạ/ha)

Hình 3.2:Biểu đồ năng suất thực thu của dòng lúa CL02 ở các mật độ cấy khác nhau

Nhận xét chung:

- Ở mật độ cấy cao, dòng lúa CL02 có khả năng đẻ nhánh thấp hơn nhƣng tỷ lệ thành bông cao. Ở mật độ cấy thấp, dòng lúa CL02 có khả năng đẻ nhánh cao nhƣng tỷ lệ thành bông thấp hơn.

- Mật độ ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng của dòng lúa CL02: mật độ thấp có thời gian sinh trƣởng dài hơn mật độ cao. Mật độ 35khóm/m2

có thời gian sinh trƣởng 126 ngày dài hơn thời gian sinh trƣởng của dòng lúa CL02 ở mật độ 50khóm/m2

là 5 ngày.

- Mật độ ảnh hƣởng đến năng suất thực thu của dòng lúa CL02: mật độ cấy 35khóm/m2

năng suất thực thu cao nhất, cao hơn mật độ cấy 50khóm/m2 là 4,7tạ/ha (7,6%), cao hơn năng suất thực thu của các mật độ cấy khác từ 4,1 - 5,8tạ/ha (6,5 - 9,2%). Các mật độ cấy khác trong thí nghiệm có năng suất thực thu tƣơng đƣơng nhau.

Nhìn chung, cùng số dảnh cấy, cùng kỹ thuật cấy, cùng chế độ chăm sóc và dinh dƣỡng nhƣ nhau thì mật độ cấy khác nhau ảnh hƣởng đến số bông/khóm, số hạt/bông, số hạt chắc/bông, năng suất. Mật độ thấp dƣới 35khóm/m 2 thì số bông hữu hiệu/khóm cao, số hạt chắc/bông cao. Ở mật độ cấy trên 35khóm/m2

có số bông hữu hiệu/khóm thấp hơn, số hạt chắc/bông thấp hơn. Mật độ cấy 35khóm/m2 cho thấy sự hài hoà về số bông hữu hiệu/khóm, số hạt chắc/bông, khối lƣợng 1000 hạt và năng suất thực thu cao nhất. Mật độ cấy 50khóm/m2

cho năng suất thực thu thấp hơn mật độ cấy 35khóm/2 là 4,8ta/ha (8,2%) ở mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống lúa thuần và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất của dòng lúa CL02 tại Sơn Dương, Tuyên Quang (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)