So với công thức đối chứng, trong các công thức bón phân Silica thì chỉ có mức tăng của CT8 so với công thức đối chứng (tăng 2,1 quả/cây) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%, mức tăng của các công thức bón phân Silica còn lại là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
So với công thức bón vôi thì các công bón phân Silica đều có số quả/cây tương đương, sự sai khác giữa các công thức là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.9.2.2. Hiệu lực tồn dƣ của phân Silica tới số quả chắc/cây
Qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.4 cho nhận xét:
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công thức S ố qu ả chắ c Số quả chắc/cây
Biểu đồ 3.4: Hiệu lực tồn dƣ của phân Silica tới số quả chắc/cây
So với công thức đối chứng, các công thức bón phân Silica có số quả chắc cao hơn từ 1,67 – 2,0 quả/cây (trên nền không bón phân chuồng), cao hơn từ 1,03 – 2,10 quả/cây (trên nền bón phân chuồng và chắc chắn ở độ tin cậy 95% (ngoại trừ CT5 trên nền không bón phân chuồng).
Các công thức bón phân Silica có số quả chắc/cây cao tương đương với công thức bón vôi, sự sai khác là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Trong các công thức bón phân Silica thì công thức bón phân Silica ở mức 1.000kg/ha (CT3 và CT8) đều có số qủa chắc/cây cao nhất, nhưng mức tăng so với các công thức bón phân Silica còn lại là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.9.2.3. Hiệu lực tồn dƣ của phân Silica tới khối lƣợng 100 quả
Qua bảng 3.11 và kết quả xử lý thống kê cho nhận xét: Trong các công thức bón phân Silica thì chỉ có mức tăng của CT4 trên nền không bón phân chuồng (tăng 7,52g/100quả) và CT9 trên nền bón phân chuồng (tăng 7,66g/100quả) so với công thức đối chứng là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
So với công thức bón vôi, trong các công thức bón phân Silica thì chỉ có mức tăng của CT9 trên nền bón phân chuồng (tăng 7,17g/100quả) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%, sự sai khác của các công thức bón phân Silica còn lại so với công thức bón vôi là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Trong các công thức bón phân Silica thì CT4 trên nền không bón phân chuồng và CT9 trên nền bón phân chuồng (công thức bón phân Silica ở mức 3.000kg/ha) có khối lượng 100 quả cao nhất, nhưng mức tăng so với các công thức bón phân Silica còn lại là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Như vậy, trên cả nền không bón và có bón phân chuồng thì hiệu lực tồn dư của phân Silica tới khối lượng 100quả chỉ biểu hiện rõ ràng ở mức bón 3.000 kg/ha.
3.9.2.4. Hiệu lực tồn dƣ của phân Silica tới khối lƣợng 100 hạt
Qua bảng 4.11 cho nhận xét:
Trong các công thức bón phân Silica thì chỉ có mức tăng của CT3 trên nền không bón phân chuồng (tăng 2,1g/100hạt) và CT9 trên nền bón phân chuồng (tăng 2,81g/100hạt) so với công thức đối chứng là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
So với công thức bón vôi, các công thức bón phân Silica có khối lượng 100 hạt là tương đương, mức tăng của các công thức bón phân Silica so với công thức bón vôi là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.9.2.5. Hiệu lực tồn dƣ của phân Silica tới tỷ lệ hạt/quả
Qua bảng 3.11 cho nhận xét:
Các công thức bón phân Silica đều có tỷ lệ hạt/quả cao hơn so với công thức đối chứng, nhưng chỉ có mức tăng của CT9 trên nền bón phân chuồng (tăng 1,04%) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
So với công thức bón vôi, các công thức bón phân Silica có tỷ lệ hạt/quả là tương đương, mức tăng của các công thức bón phân Silica so với công thức bón vôi là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Trong các công thức bón phân Silica thì công thức bón ở mức 3.000kg/ha có tỷ lệ hạt/quả cao nhất trên cả nền không bón và có bón phân chuồng (tương ứng là 72,99% và 73,24%). Tuy vậy, mức độ sai khác về tỷ lệ hạt/quả đối với các công thức bón phân Silica còn lại là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.9.3. Hiệu lực tồn dƣ của phân Silica tới năng suất lạc
Kết quả theo dõi, đánh giá hiệu lực tồn dư của bón phân Silica tới năng suất lạc thể hiện qua bảng 3.12 và biểu đồ 3.5:
Bảng 3.12: Hiệu lực tồn dƣ của phân Silica năng suất lạc
CT
Năng suất lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất thực thu (tạ/ha) Năng suất Tăng, giảm (± )
tạ/ha so đối chứng Tăng, giảm (± ) % so đối chứng 1(Đ/c1) 34,85 28,51 - - 2 38,51 30,95 2,44 8.56 3 42,19 33,08 4,57 16,02 4 42,76 33,53 5,02 17,60 5 39,47 31,91 3,40 11,91 6 (Đ/c2) 36,07 28,37 - - 7 40,07 31,59 3,22 11,34 8 44,88 35,33 6,96 24,52 9 44,05 33,95 5,58 19,65 10 43,75 34,22 5,84 20,59 CV% 4,20 LSD05 2,29 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công thức N ăn g s u ất
Qua bảng 3.12 và biểu đồ 3.5 cho nhận xét:
Trên nền không bón phân chuồng:
Các công thức bón phân Silica có năng suất cao hơn so với công thức đối chứng từ 3,4-5,02 tạ/ha và chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
So với công thức bón vôi, trong các công thức bón phân Silica thì chỉ có mức tăng của CT4 (tăng 2,58 tạ/ha) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Trong các công thức bón phân Silica thì CT4 có năng suất cao nhất, đạt 33,53 tạ/ha, tuy nhiên mức độ sai khác về năng suất giữa công thức CT4 và các công thức bón phân Silica còn lại là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Trên nền bón phân chuồng:
Các công thức bón phân Silica có năng suất cao hơn so với công thức đối chứng từ 5,84-6,96 tạ/ha và chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
So với công thức bón vôi, các công thức bón phân Silica có năng suất cao hơn từ 2,36-3,74 tạ/ha và chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Năng suất của các công thức bón phân Silica là tương đương nhau, sự sai khác về năng suất giữa các công thức là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Như vậy có thể nhận xét: Bón phân Silica cho lạc ở vụ thứ nhất có hiệu quả rõ ràng trong việc làm tăng năng suất lạc ở vụ thứ 2. Hiệu lực tồn dư của bón phân Silica đối với năng suất lạc trên nền bón phân chuồng là cao hơn trên nền không bón phân chuồng.
3.9.4. Hiệu quả kinh tế tồn dƣ của phân Silica
Để đánh giá hiệu quả kinh tế tồn dư của phân Silica, chúng tôi đã sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức, kết quả thể hiện qua bảng 3.13.
Qua bảng 3.13 cho nhận xét