không bón và bón phân chuồng thì các công thức bón phân Silica đều có lãi cao hơn. Tương ứng với tổng thu, trên nền không bón phân chuồng, công thức bón phân Silica ở mức 3.000kg/ha có lãi cao nhất, tăng 6,275 triệu đồng/ha so với công thức đối chứng. Trên nền bón phân chuồng, công thức bón phân Silica ở mức 1.000kg/ha có lãi cao nhất, tăng 8,7 triệu đồng/ha so với công thức đối chứng.
Bảng 4.13: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế tồn dƣ của bón phân Silica cho lạc trên đất bạc màu
Đơn vị 1.000 đồng/ha)
CT Tổng thu Tổng chi Lãi (thu-chi) So đối chứng(±)
1(Đ/c1) 35637,50 7451,17 28186,33 - 2 38687,50 7451,17 31236,33 3050,00 3 41350,00 7451,17 33898,83 5712,50 4 41912,50 7451,17 34461,33 6275,00 5 39887,50 7451,17 32436,33 4250,00 6 (Đ/c2) 35462,50 10651,17 24811,33 - 7 39487,50 10651,17 28836,33 4025,00 8 44162,50 10651,17 33511,33 8700,00 9 42437,50 10651,17 31786,33 6975,00 10 42775,00 10651,17 32123,83 7312,50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân Silica đối với cây lạc trên đất phù sa cũ bạc màu Vĩnh Phúc, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau:
1. Đối với cây lạc: Bón phân Silica ít có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh trưởng của cây lạc như chiều cao cây, số cành cấp 1. Đối với các yếu tố cấu trưởng của cây lạc như chiều cao cây, số cành cấp 1. Đối với các yếu tố cấu thành năng suất lạc, bón phân Silica có hiệu quả rõ rệt làm tăng số quả chắc/cây, khối lượng quả nhưng ít có hiệu quả trong việc làm tăng khối lượng hạt, tỷ lệ hạt/quả của lạc. Trong vụ xuân, bón phân Silica làm tăng năng suất lạc từ 13,21- 18,37% trên nền không bón phân chuồng và tăng từ 14,6 – 19,13 % trên nền bón phân chuồng. Bón phân Silica trong vụ đông làm tăng năng suất lạc từ 12,55 – 20,43% trên nền không bón phân chuồng và tăng từ 8,38 – 15,9 % trên nền bón phân chuồng. Trên đất phù sa cũ bạc màu của Vĩnh Phúc, lượng phân Silica bón cho lạc ở mức 1.000kg/ha là cho năng suất và hiệu quả kinh tế tối ưu. Bón phân Silica chưa có hiệu quả rõ ràng trong việc làm giảm mức độ nhiễm bệnh ghỉ sắt, đốm đen, đốm nâu của lạc, nhưng đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ % diện tích lá bị bệnh. Bón phân Silica không làm thay đổi chất lượng (hàm lượng chất béo thô) của hạt lạc.
2. Đối với đất trồng: Bón phân Silica có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện một số chỉ tiêu hoá học đất như làm tăng giá trị độ chua pHKCl, tăng hàm thiện một số chỉ tiêu hoá học đất như làm tăng giá trị độ chua pHKCl, tăng hàm lượng Canxi và Magiê trao đổi trong đất.
3. Hiệu quả tồn dư của bón phân Silica: Bón phân Silica có hiệu quả rõ rệt đối với việc làm tăng năng suất lạc vụ sau. Trên nền không bón phân rõ rệt đối với việc làm tăng năng suất lạc vụ sau. Trên nền không bón phân chuồng, hiệu lực tồn dư của bón phân Silica làm tăng năng suất lạc từ 11,91 – 17,60%. Trên nền bón phân chuồng, hiệu lực tồn dư của bón phân Silica làm tăng năng suất lạc từ 19,65 – 24,52%.
2. Đề nghị
- Tiếp tục làm thí nghiệm về bón phân Silica cho lạc để kết luận rõ hơn về ảnh hưởng của bón phân Silica đến khối lượng 100 hạt, cũng như mức bón phân Silica có năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất đối với cây lạc trên đất phù sa cũ bạc màu và các loại đất trồng lạc khác.
- Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của bón phân Silica đối với các loại cây trồng khác như ngô, đậu tương, một số loại rau.
- Hiệu quả của bón phân Silica đối với tăng năng suất lạc, cải thiện một số chỉ tiêu hoá học đất là rất rõ ràng, cần khuyến cáo sử dụng rộng rãi phân Silica cho lạc trên những loại đất bạc màu, nghèo kiệt dinh dưỡng với mức bón 1.000kg/ha.
TÀI LIỆU THAM KHẢO