Lựa chọn và phối hợp các giải pháp nhằm phát huy TTC hoạt động học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 30 - 46)

VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3. Lựa chọn và phối hợp các giải pháp nhằm phát huy TTC hoạt động học

học tập của HS

Trong dạy học không có một phƣơng pháp dạy học nào đƣợc coi là vạn năng, để đạt đƣợc mục đích dạy học, thông thƣờng ngƣời ta phải sử dụng nhiều phƣơng pháp, phƣơng tiện khác nhau. Sự phối hợp đó sẽ làm cho quá trình dạy học sinh động, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là khi các phƣơng pháp dạy học đƣợc vận dụng thích hợp. Mỗi phƣơng pháp dạy học vật lý ở phổ thông đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng. Ngƣời giáo viên cần phải nắm vững đƣợc các ƣu điểm, nhƣợc điểm của mỗi phƣơng pháp, biết phân tích khả năng của các phƣơng pháp dạy học, trên cơ sở đó căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm của học HS, năng lực GV, điều kiện vật chất …., để lựa chọn và sử dụng phối hợp hệ thống đồng bộ các phƣơng pháp cho từng bài học một cách cụ thể, phù hợp.

1.2.3.1. Ƣu điểm, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp dạy học:

Việc lựa chọn các phƣơng pháp dạy học thƣờng bắt đầu từ việc xác định đặc điểm, khả năng của mỗi phƣơng pháp. Do đó, chúng tôi xin nêu ra ƣu điểm, nhƣợc điểm chính của một số phƣơng pháp dạy học vật lý cơ bản nhƣ sau [31, 219]:

Bảng 1.2 Ƣu, nhƣợc điểm của một số phƣơng pháp dạy học

Phƣơng

pháp Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Dùng lời (thuyết trình)

Truyền lƣợng thông tin lớn trong thời gian ngắn; phát triển tƣ duy trừu tƣợng cho học sinh.

Học sinh lĩnh hội khó, không phát triển đƣợc kinh nghiệm của học sinh. Trực

quan

Nâng cao hiệu quả dạy học nhờ có những biểu tƣợng rõ ràng. Phát triển tƣ duy trực quan, hình tƣợng trí nhớ.

Giáo viên cần nhiều thời gian chuẩn bị cho bài học. Tƣ duy trừu tƣợng của học sinh kém phát triển.

Thực nghiệm

Hình thành kỹ năng, kỹ xảo, lao động. Củng cố mối liên hệ lý thuyết - Thực tiễn. HS hứng thú, nhớ lâu

Cần nhiều thời gian chuẩn bị bài. Cần có thiết bị,vật tƣ. Mất nhiều thời gian lên lớp Tái hiện Truyền đạt lƣợng thông tin nhanh và

hệ thống, củng cố trí nhớ. Hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Tính độc lập tƣ duy kém Dạy học chƣơng trình hoá

Cá nhân hoá việc lĩnh hội kiến thức. Kiểm tra thƣờng xuyên quá trình lĩnh hội. Điều khiển hợp lý và nhanh quá trình lĩnh hội.

Thời gian nhiều hơn so với phƣơng pháp dùng lời. Hạn chế tính giáo dục của bài học. Hạn chế việc phát triển tƣ duy độc lập, kỹ năng tìm tòi,nghiên cứu

PP đặt và giải quyết vấn đề

Phát triển kỹ năng hoạt động nhận thức sáng tạo, kỹ năng nắm kiến thức độc lập. Có thể sử dụng khi kiến thức không hoàn toàn mới mà phát triển một cách lôgic những cái đã biết. Có thể sử dụng khi học sinh nắm đƣợc nội dung bằng hoạt động học tập

Cần nhiều thời gian. Không dùng đƣợc khi cần rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Không dung đƣợc khi tài liệu mới về nguyên tắc. PP làm việc độc lập của học sinh Hình thành năng lực làm việc độc lập. Biến kiến thức thành niềm tin. Rèn kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Phát triển ý chí.

Cần tính đến sự hƣớng dẫn của giáo viên trƣớc những vấn đề phức tạp. Tốc độ dạy học chậm.

Mỗi phƣơng pháp dạy học lại có một khả năng riêng . Ví dụ: Muốn phát triển tƣ duy trừu tƣợng có thể sử dụng PP dùng lời hoặc tìm kiếm vấn đề hoặc dùng PP suy diễn lôgíc; Muốn phát triển kỹ năng trí tuệ và thực hành ta có thể sử dụng PP trực quan, thực hành, tái hiện, quy nạp…Nhƣ vậy, việc lựa chọn phƣơng pháp không phải là việc làm ngẫu nhiên mà căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung và các yếu tố khác. Nghĩa là phải dựa trên sự phân tích những đặc điểm cụ thể của bài học kết hợp với năng lực, sự sáng tạo và nhạy cảm của GV.

1.2.3.2. Cơ sở lựa chọn các phƣơng pháp dạy học.

Nhƣ trên đã nêu, để lựa chọn các PP dạy học, cần biết ƣu nhƣợc điểm của mỗi PP, đặc điểm của học sinh năng lực GV, tình trạng trang thiết bị của nhà trƣờng và quan trọng hơn cả là mục đích, nhiệm vụ và nội dung bài học.

Một PP dạy học có thể đem lại hiệu quả cao khi sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ dạy học cụ thể nào đó. Song nếu GV hoặc HS không có khả năng thực hiện PP đó, điều kiện vật chất của nhà trƣờng cũng không đủ thoả

mãn các yêu cầu của PP đó thì vẫn không thể sử dụng PP đó trong quá trình dạy học. Chẳng hạn nhƣ: PP dạy học giải quyết vấn đề có tác dụng phát triển tính độc lập của tƣ duy, kỹ năng nghiên cứu, năng lực sáng tạo. Song PP này chỉ sử dụng đƣợc khi nội dung dạy học có độ phức tạp vừa phải, không quá khó và phù hợp với năng lực của HS, GV nắm đƣợc PP này khi dạy học và khi có đủ thiết bị cần thiết.

Nhƣ vậy giữa PP dạy học với nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, khả năng của HS, trình độ của GV, điều kiện vật chất có mối liên hệ biện chứng với nhau. Các yếu tố đó trực tiếp liên quan tới việc lựa chọn PP dạy học. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ dạy học, nội dung bài học và đặc điểm của HS, năng lực của GV và điều kiện vật chất mà GV có thể lựa chọn để sử dụng phối hợp hệ thống đồng bộ các PP dạy học nhằm đạt đƣợc chất lƣợng trong giờ học

1.2.3.3. Quy trình lựa chọn phƣơng pháp

Qua nghiên cứu lý luận dạy học, kết hợp với tìm hiểu kinh nghiệm thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy để có đƣợc một tiết học đạt kết quả cao thì ngƣời GV cần có sự đầu tƣ thích đáng về thời gian và tâm trí vào việc soạn giáo án. Trong khi soạn giáo án, GV phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn và kết hợp hợp lý giữa các PP dạy học, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong giờ học và phƣơng án xử lý các tình huống đó. Để xác định đƣợc PP cho một giờ học phù hợp với nội dung, mục đích bài học, phù hợp với đối tƣợng HS và vừa sức với khả năng của GV thì quá trình suy nghĩ của GV phải qua nhiều bƣớc:

* Bƣớc 1: Xác định cấu trúc nội dung bài học. Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình chuẩn bị bài dạy. Cụ thể là:

- Xác định các ý chính, ý phụ, lôgíc nội dung bài dạy, lập sơ đồ tiến trình dạy học. Dự kiến thời gian đối với từng nội dung.

- Bổ sung vào nội dung sách giáo khoa những tài liệu thực tế ở địa phƣơng, những thông tin hiện đại để nhằm làm cho bài học phong phú, phù hợp với tình hình thực tế và thời đại.

- Lập quy trình dạy học.

* Bƣớc 2: Xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của bài học.

* Bƣớc 3: Lựa chọn và phối hợp các phƣơng pháp tƣơng ứng với từng nội dung của bài học.

Căn cứ vào mục đích dạy học, nhiệm vụ của bài học, đặc điểm học sinh, khả năng của giáo viên, điều kiện thời gian và cơ sở vật chất, tính chất và đặc điểm của các phƣơng pháp dạy học, giáo viên lựa chọn các phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với từng nội dung của bài. Theo quan điểm dạy học hiện đại thì phƣơng pháp tốt nhất là phƣơng pháp có khả năng phát huy tính tích cực của học sinh, tính độc lập của học sinh, do đó có thể tiến hành lựa chọn theo trình tự các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Có thể nghiên cứu tài liệu này theo phƣơng pháp làm việc độc lập của học sinh không?

Câu hỏi 2: Có thể nghiên cứu đề tài này theo PP tìm tòi nghiên cứu không? Câu hỏi 3: Có thể nghiên cứu đề tài này bằng PP thực hành không?... Việc trả lời các câu hỏi trên giúp giáo viên xác định đƣợc phƣơng pháp dùng trong bài học hoặc một nội dung nào đó của bài.

Trong một bài, thƣờng không chỉ dùng một PP. Một bài dạy thƣờng có nhiều nội dung, mà trong mỗi nội dung GV có thể sử dụng các PP khác nhau. Vì vậy trong một giờ học GV phải sử dụng nhiều PP phối hợp với nhau. Song bao giờ cũng có một PP chủ đạo, các PP khác chỉ là hỗ trợ cho PP chủ đạo. Vấn đề phối hợp các PP còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của HS (khả năng nhận thức, lứa tuổi) và năng lực của GV, cơ sở vật chât của nhà trƣờng.

1.2.3.4. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực

Phƣơng pháp dạy học tích cực không phải là một PP dạy học cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các PP dạy học truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hƣớng khai thác mặt tích cực của các PP dạy học hiện có. Những PP nhƣ thuyết trình, đàm thoại…vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều cốt yếu là phải lựa chọn và vận dụng các PP sao cho phù hợp với nội dung của bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tƣợng HS, trong đó cần chú ý khai thác và sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức và phát triển tƣ duy HS, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, cũng nhƣ trong việc giải quyết những công việc cụ thể sau này.

* Sử dụng PP thuyết trình theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS

Phƣơng pháp thuyết trình là một phƣơng pháp dạy học trong đó GV dùng lời nói, chữ viết để trình bày, giảng giải nội dung bài học, còn HS chủ yếu thụ động nghe, nhìn, ghi chép, tái hiện và ghi nhớ nội dung bài học.

Phƣơng pháp thuyết trình gồm các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Đặt vấn đề

Mục đích của việc này là nhằm thu hút sự chú ý của HS và tạo tâm thế học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đồng thời giới thiệu mục tiêu của bài học.

Cách đặt vấn đề có thể là dựa vào kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm đã có của HS hoặc dựa vào các tƣ liệu về lịch sử phát triển khoa học Vật lí, hoặc dựa vào hiện tƣợng thực tế có liên quan…

- Bƣớc 2: Giải quyết vấn đề

Giải quyết theo từng nội dung trong bài, chú ý các đoạn chuyển tiếp giữa các phần, minh hoạ- giải thích, nêu vấn đề và giải quyết…Có thể giải

quyết vấn đề theo con đƣờng qui nạp hoặc diễn dịch tuỳ theo đặc điểm nội dung bài học.

- Bƣớc 3: Kết luận

Tóm tắt những nội dung trọng tâm, hệ thống hoá và chỉ ra lôgic giữa các đơn vị kiến thức trong bài, củng cố bài học và giao nhiệm vụ tiếp cho HS.

Phƣơng pháp này có ƣu điểm là GV chủ động về mặt thời gian và kế hoạch lên lớp, do đó cũng chủ động thiết kế lôgic nội dung, cập nhật bổ sung kiến thức, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp này là HS thụ động, việc truyền thụ kiến thức dễ mang tính áp đặt.

Do vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này, cần chú ý các điểm sau: + Lời giảng của GV phải đủ to, rõ, không vi phạm các qui luật lôgic. + Tốc độ vừa phải, có định hƣớng ghi chép, theo dõi của HS.

+ Biết dừng đúng lúc với thời gian hợp lí. + Nội dung bài thuyết trình phải lôgic.

+ Tƣ thế, tác phong và cách diễn đạt của GV phải hấp dẫn, lôi cuốn HS.

* Sử dụng phương pháp đàm thoại theo hướng tích cực hoá hoạt động

học tập của HS

PP đàm thoại là PP trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi, HS sẽ trả lời hay trao đổi với GV hoặc tranh luận giữa các thành viên trong lớp với nhau, qua đó HS sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu đƣợc kiến thức mới. Trong hệ thống câu hỏi, ngoài các câu hỏi chính còn có những câu hỏi phụ để gợi ý khi HS gặp khó khăn. Ngƣời ta thƣờng chia ra hai dạng đàm thoại chính là:

+ Đàm thoại tái hiện: các câu hỏi, vấn đề do GV đặt ra đòi hỏi HS nhớ, tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết đƣợc. Loại này chủ yếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức.

+ Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi GV luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của HS. Hệ thống câu hỏi của GV

giữ vai trò chỉ đạo, định hƣớng hoạt động nhận thức của HS. Trật tự lôgic của câu hỏi góp phần hƣớng dẫn HS từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật, qui luật của hiện tƣợng và quá trình Vật lí.

Muốn nâng cao hiệu quả của PP vấn đáp tìm tòi, GV cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng của các câu hỏi. Giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức). Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời, cũng nhƣ đòi hỏi cả sự phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá…kiến thức).

Loại câu hỏi thứ hai có tác dụng kích thích tƣ duy tích cực của HS. Tuy nhiên, cũng không nên xem thƣờng loại câu hỏi thứ nhất, vì không tích luỹ kiến thức đến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tƣ duy sáng tạo.

Dƣới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom.

1) Câu hỏi Biết: Ứng với mức độ lĩnh hội (LH) 1 “nhận biết”

Mục tiêu (MT) của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,...

Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS ôn lại đƣợc những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua. Các từ để hỏi thƣờng là: “cái gì…”, “bao nhiêu…”, “hãy định nghĩa…”, “cái nào…”, “em biết những gì về…”, “khi nào...”, “bao giờ…”, “hãy mô tả...”…

Ví dụ: Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê một số vật liệu thƣờng dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.

2) Câu hỏi Hiểu: Ứng với mức độ LH 2 “thông hiểu”

MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…

Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra đƣợc các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học. Các cụm từ để hỏi thƣờng là: “tại sao…”, “hãy phân tích…”, hãy so sánh…”, “hãy liên hệ…”, “hãy phân tích…”,… Ví dụ: Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đƣờng đi đƣợc và thời gian để đi hết quãng đƣờng đó; hoặc hãy xác định giới hạn đo và chia nhỏ nhất của bình chia độ.

3) Câu hỏi Vận dụng: Ứng với mức độ LH 3 “vận dụng”

Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phƣơng pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.

Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu đƣợc các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phƣơng án để giải quyết, vận dụng các phƣơng án vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng các cụm từ nhƣ: “làm thế nào…”, “hãy tính sự chênh lệch giữa…”, “em có thể giải quyết khó khăn về….nhƣ thế nào”,…

Ví dụ: Hãy tính vận tốc trung bình của một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B biết độ dài quãng đƣờng đó là 150 km, ô tô khởi hành lúc 8h15’ và đến vào lúc 12h30’. Hay làm thế nào để sử dụng thƣớc dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?

4) Câu hỏi Phân tích: Ứng với mức độ LH 4 “phân tích”

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)