Thực trạng dạy học vật lý và BTVL ở các trƣờng THPT miền núi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 52)

VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. Thực trạng dạy học vật lý và BTVL ở các trƣờng THPT miền núi

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ở ba trƣờng THPT thuộc các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, đó là: Trƣờng THPT Sơn Động số 1, trƣờng THPT Sơn động số 2, trƣờng THPT Lục Ngạn số 1, với mục đích sau:

- Điều tra về cơ sở vật chất phục vụ dạy học.

- Tìm hiểu về đặc điểm của học sinh miền núi và chất lƣợng học tập nói chung, học tập môn vật lý nói riêng.

- Khảo sát phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện phục vụ giảng dạy, vấn đề đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, …

- Từ đó phân tích các hạn chế, khó khăn, tìm nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục.

- Đối tƣợng điều tra: HS lớp 11, GV vật lý, lãnh đạo ở các trƣờng trên. - Phƣơng pháp điều tra: Trao đổi với lãnh đạo nhà trƣờng, giáo viên vật lý, nói chuyện với học sinh, tham quan phòng thí nghiệm, dự giờ. Qua đó chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

1.3.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học.

+ Nhìn chung cả ba trƣờng chúng tôi điều tra (Trƣờng THPT Sơn Động số I, Trƣờng THPT Sơn Động số II, Trƣờng THPT Lục Ngạn số I) đều thiếu phòng học vì thế học sinh phải học hai ca.

+ Về phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm cơ bản đầy đủ và đồng bộ, nhƣng ít đƣợc sử dụng và nếu sử dụng chƣa đem lại hiệu quả cao vì các nguyên nhân sau:

- Các thiết bị thí nghiệm mới có và giáo viên chƣa đƣợc tập huấn đầy đủ vì thế chƣa biết sử dụng hoặc sử dụng nhƣng chƣa khai thác hết đƣợc tác dụng của thí nghiệm.

- Không có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm.

- Các trƣờng miền núi thƣờng thiếu giáo viên, vì thế giáo viên thƣờng phải làm thêm giờ, dạy hai ca do đó không còn thời gian thích đáng để chuẩn bị thí nghiệm cho tiết học. Trong hoàn cảnh đó nếu sử dụng thí nghiệm cũng không đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

+ Qua điều tra chúng tôi thấy ở các trƣờng giáo viên thƣờng cập nhật chậm các sách tham khảo phù hợp với xu hƣớng đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy vật lý hiện nay. Các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học nhƣ máy chiếu, máy tính đều có song còn ít và hầu nhƣ không đƣợc sử dụng

trong dạy học hoặc nếu có sử dụng không đem lại hiệu quả vì đa số giáo viên miền núi còn hạn chế về tin học và không có đủ thời gian thích đáng để nghiên cứu ứng dụng tin học trong dạy học.

+ Về HS tất cả các HS của cả ba trƣờng đều có sách giáo khoa và 70% có sách bài tập vật lý. Nhƣng chỉ khoảng 10% có sách tham khảo. Vì thế hầu hết học sinh chỉ làm bài tập ở sách giáo khoa và một số bài tập giáo viên cho, ngoài ra không tự làm thêm các bài tập khác.

1.3.2.2. Đặc điểm của HS miền núi và chất lƣợng học tập của HS nói chung và học tập môn vật lý nói riêng

* Đặc điểm của học sinh miền núi:

Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các bài kiểm tra chất lƣợng của HS, trao đổi trực tiếp với giáo viên, HS và một số phụ huynh chúng tôi thu đƣợc những kết quả sau:

- Đa số HS khả năng giao tiếp hạn chế, tự ti.

- Đa số HS nhận thức chậm, khả năng làm việc độc lập rất kém

- Sự nhanh nhẹn, sáng tạo, tính tƣ duy thấp

- Thiếu ý chí vƣợt khó, vƣơn lên trong cuộc sống và trong học tập. - Khả năng vận dụng, liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn còn hạn chế. - Khả năng phân tích, tổng hợp rất hạn chế.

* Tình hình học tập của học sinh:

Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các sổ điểm, các bài kiểm tra chất lƣợng của HS, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh và dự giờ chúng tôi thu đƣợc những kết quả sau:

Chất lƣợng học tập của tất cả các môn của HS miền núi thấp (15% khá giỏi, 50% trung bình còn lại yếu kém). Trong đó các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ rất thấp, đa số học sinh sợ và ngại học những môn này, đặc biệt là môn vật lý.

- Chất lƣợng học tập của môn vật lý của HS miền núi rất thấp (10% khá giỏi, 40% trung bình, còn lại là yếu kém).

- Đa số HS ( 65%) cho rằng vật lý là môn học trừu tƣợng, khó hiểu, phải học là do bắt buộc nên không hứng thú học tập.

- Tìm hiểu về mức độ tích cực, tự lực trong giờ học của HS thì có khoảng 20% HS chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài, 65% chủ yếu chỉ nghe giảng và không phát biểu, 15% không chú ý nghe giảng.

- Đa số HS (80%) học sinh chỉ học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi trong vở và những định nghĩa ở sách giáo khoa, chỉ khoảng 10% HS tự giác làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo, 60% HS chỉ làm những bài tập dễ ở sách giáo khoa, 30% HS hầu nhƣ không làm bài tập ở nhà. Thời gian tự học môn vật lý ở nhà rất ít thƣờng chỉ từ 2 đến 3 giờ trong tuần.

- Số HS tự lực giải đƣợc bài tập rất ít (10%) còn lại cần sự giúp đỡ của GV, thậm chí có HS không giải đƣợc mặc dù có sự giúp đỡ của GV (10%).

Tìm hiểu về những khó khăn của HS khi giải bài tập cho thấy: 30% không hiểu và tóm tắt đƣợc đầu bài, 50% không nhớ lý thuyết, 60% không biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập, 30% gặp khó khăn trong tính toán.

1.3.2.3. Tình hình dạy của giáo viên

Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc giáo viên sử dụng là: Thuyết trình - Hỏi đáp (60%), diễn giảng – Minh hoạ (85%), Phƣơng pháp đàm thoại (90%), Phƣơng pháp thực nghiệm, ít đƣợc sử dụng (20%), dạy học nêu vấn đề (40%) song không mang lại hiệu quả cao. Hầu nhƣ không sử dụng phƣơng pháp tham quan ngoại khoá. Các phƣơng tiện kỹ thuật nhƣ máy chiếu, máy vi tính sử dụng rất ít và thƣờng mang tính chất bắt buộc.

Nguồn tài liệu làm cơ sở cho giáo viên lựa chọn bài tập hiện nay tƣơng đối phong phú, song nhiều giáo viên chƣa đầu tƣ đúng mức cho việc lựa chọn

hệ thống bài tập, mà thƣờng chỉ lấy bài tập ở sách giáo khoa và sách bài tập cho học sinh làm (75%)

Việc lựa chọn bài tập của GV còn chƣa có mục đích rõ ràng, thƣờng thì khi dạy xong mục nào ở sách giáo khoa thì dùng ngay bài tập ở mục đó.

Quá trình giải bài tập chƣa phải là quá trình hƣớng dẫn HS giải, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, tự lực của HS. Chủ yếu là GV chữa cho học sinh một vài bài làm mẫu, học sinh theo dõi, chép lại, sau đó bắt trƣớc làm các bài tƣơng tự (thậm chí không hiểu) (70%). Trong quá trình giáo viên chữa cho HS thì thƣờng giáo viên chỉ giải thích cách làm của mình mà không chú ý đến phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh, hoặc hƣớng dẫn học sinh theo kinh nghiệm chứ không theo một kế hoạch nào.

Việc soạn một giáo án cho một tiết bài tập đa số (70%) chỉ là giải sẵn bài tập vào giáo án chứ không có hệ thống các câu hỏi định hƣớng.

1.3.2.4. Phân tích những hạn chế, khó khăn, tìm nguyên nhân, hƣớng khắc phục

+ Những kết quả điều tra ở trên cho thấy học sinh miền núi chƣa xác định đƣợc động cơ, mục đích học tập, không hứng thú với môn vật lý, chƣa có phƣơng pháp học tập hiệu quả, thời gian dành cho môn vật lý còn ít, khẳ năng nhận thức tích cực, tự lực kém, chất lƣợng học tập thấp. Đối với việc giải bài tập vật lý khó khăn chủ yếu mà học sinh mắc phải là chƣa nắm vững đƣợc cách giải bài tập vật lý, khó khăn khi chuyển từ ngôn ngữ đời sống sang ngôn ngữ vật lý, khả năng phân tích các hiện tƣợng vật lý kém, do đó khó khăn trong khi tìm đƣờng lối giải cụ thể.

Quá tìm hiểu chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó có cả nguyên nhân khách quan, cả nguyên nhân chủ quan.

* Nguyên nhân khách quan:

- Do điều kiện kinh tế xã hội: Đa phần học sinh miền núi xuất thân từ gia đình nông dân thu nhập thấp, kinh tế không ổn định, các em vừa học vừa phải giúp đỡ gia đình nhiều công việc, do đó điều kiện và thời gian đầu tƣ cho học tập bị hạn chế.

- Đội ngũ giáo viên ở miền núi vừa thiếu vừa yếu, đa số là những giáo viên ở miền xuôi lên công tác vài năm lại chuyển về xuôi. Do đó việc đổi mới phƣơng pháp dạy học để phát huy đƣợc tiềm năng của HS còn nhiều hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan:

- Do điều kiện địa hình khó khăn, kinh tế văn hoá xã hội chƣa phát triển, các em ít đƣợc tiếp xúc với phƣơng tiện hiện đại, ít đƣợc giao lƣu với các hoạt động xã hội, nên vốn ngôn ngữ của học sinh miền núi ngèo nàn, kỹ năng đọc, nói, viết còn yếu, chƣa chính xác. Cũng từ đó dẫn đến học sinh miền núi sống giản dị, hồn nhiên, chân thành nhƣng rụt rè, mang tính tự ti dân tộc.

+ Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giảng dạy của giáo viên miền núi: - Trình độ kiến thức chuyên môn ít đƣợc tích luỹ thêm, kiến thức về phƣơng pháp và đổi mới phƣơng pháp còn bất cập, không theo kịp với xu thế phát triển chung. Nguyên nhân là:

a) Thời gian dành cho bồi dƣỡng thƣờng xuyên chƣa hợp lý, còn quá ít so với yêu cầu nội dung cần lĩnh hội.

b) Trong quá trình công tác GV thƣờng phải làm thêm giờ, kiêm nhiệm các công việc khác nhƣ: Quản lý phòng thí nghiệm, thƣ viện, đoàn đội…

c) Điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển kéo theo đời sống của giáo viên còn rất nhiều khó khăn, ngoài giờ lên lớp hầu hết giáo viên phải tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống gia đình.

d) Quá trình dạy học theo cách cũ lâu ngày, áp lực công việc nhiều gây nên tƣ tƣởng ngại đổi mới, cộng với trình độ xuất phát của cả giáo viên và học

sinh đều thấp dẫn đến quan niệm sai lầm không thể áp dụng đƣợc các phƣơng pháp dạy học tiên tiến đối với học sinh miền núi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong chƣơng này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Vật lý. Chúng tôi đã đƣa ra và phân tích một số định nghĩa về tính tích cực hoạt động nhận thức của HS và kết luận, tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trƣng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Chúng tôi cũng đã phân tích những biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức , nguyên nhân của tính tích cực hoạt động nhận thức của HS; đề ra một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS. Chúng tôi cũng đã phân tích ƣu nhƣợc điểm một số phƣơng pháp dạy học tích cực: Sử dụng phƣơng pháp đàm thoại theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của HS; Dạy học theo nhóm; Dạy học theo lý thuyết kiến tạo; Dạy học nêu và giải quyết vấn đề….Cũng trong chƣơng, chúng tôi đã điều tra đƣợc thực trạng dạy và học vật lý ở các trƣờng THPT miền núi, tìm ra đƣợc những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

Trên cơ sở những lý luận này, chúng tôi vận dụng vào việc xây dựng ba giáo án bài tập phần quang hình học theo hƣớng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS.

Chƣơng 2

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ PHẦN QUANG HÌNH HỌC

(VẬT LÝ LỚP 11 NÂNG CAO)

Nhƣ đã nói ở trên, dạy học là một hoạt động phức tạp mà mục đích cuối cùng là biến những tri thức, kinh nghiệm của loài ngƣời thành tri thức, kinh nghiệm, năng lực của bản thân học sinh, đồng thời phát triển ở họ những phẩm chất nhân cách của con ngƣời trong xã hội mới. Quá trình dạy học diễn ra rất phức tạp trong đó sự phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh có vai trò quyết định. Muốn phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học, giáo viên cần phải căn cứ vào, nội dung, mục đích, phƣơng tiện dạy học và trình độ của học sinh mà lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động thích hợp cho học sinh, hƣớng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công những hoạt động đó. Để phát huy tính tích cực của học sinh THPT nói chung và học sinh miền núi nói riêng thông qua dạy bài tập vật lý chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề: Lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp và hƣớng dẫn học sinh cách thức giải một bài tập vật lý cũng nhƣ tổ chức cho học sinh giải bài tập trên lớp. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể hai vấn đề này. 2.1. Việc lựa chọn và sử dụng phối hợp các phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy TTC hoạt động học tập của HS trong giờ giải BTVL

Nhƣ đã nêu ở chƣơng I, mỗi phƣơng pháp dạy học vật lý ở phổ thông đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng. Ngƣời giáo viên cần phải nắm vững đƣợc các ƣu điểm, nhƣợc điểm của mỗi phƣơng pháp, biết phân tích khả năng của các phƣơng pháp dạy học, trên cơ sở đó căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm của học sinh, năng lực giáo viên, điều kiện vật chất …., để lựa chọn và sử dụng phối hợp hệ thống đồng bộ các phƣơng pháp cho từng bài học một cách cụ thể, phù hợp.

Trong khi giải các BTVL, HS phải biết vận dụng các kiến thức đã học vào những trƣờng hợp cụ thể, khác nhau. HS phải phân tích các điều kiện của đầu bài, xây dựng lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà HS rút ra, từ đó phát triển tƣ duy, năng lực tự lực làm việc. Trong giải BTVL, HS đƣợc rèn luyện kỹ năng tƣ duy lôgíc, biện chứng, kỹ năng diễn đạt bằng lời, rèn luyện đƣợc tính kiên trì vƣợt khó, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của từng giờ giải BTVL cụ thể, dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm và khả năng dạy học của các PP dạy học đã nêu ở phần trên, mỗi GV có thể lựa chọn PP dạy học chủ đạo và phối hợp với các phƣơng pháp dạy học khác để có giờ học đạt hiệu quả cao.

Theo chúng tôi mỗi BTVL là một vấn đề, GV nên chọn PP giải quyết vấn đề làm PP chủ đạo, các PP phối hợp là: Đàm thoại, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm của học sinh, phƣơng pháp diễn giải.

2.2. Lựa chọn bài tập

Nhƣ ta đã biết bài tập vật lý có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, giáo dƣỡng, giáo dục kỹ thuật tổng hợp đặc biệt là phát huy tính tích cực của học sinh. Tác dụng đó càng đƣợc phát huy nếu ta lựa chọn đƣợc hệ thống các bài tập phù hợp với những yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh. Hệ thống bài tập đƣợc lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Nhƣ đã trình bày ở chƣơng I, để kích thích hứng thú của học sinh, các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về phạm vi và số lƣợng các kiến thức, kỹ năng cần vận dụng, số lƣợng các đại lƣợng cho biết và các đại lƣợng cần phải tìm…Giúp học sinh nắm đƣợc phƣơng pháp giải các bài tập điển hình.

- Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)