Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 144 - 145)

VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.7.1. Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực

Qua dự các giờ TN chúng tôi thấy ở lớp TN, HS phấn khởi, hào hứng tham gia vào quá trình giải bài tập tích cực suy nghĩ trƣớc sự định hƣớng của GV. Mức độ tích cực của HS ngày càng đƣợc tăng từ giờ học trƣớc đến giờ học sau, đặc biệt thể hiện ở sự phản ứng của HS trƣớc những câu hởi của GV, ở tiết đầu tiên vì chƣa làm quen với cách tổ chức và hƣớng dẫn giải bài tập theo kiểu định hƣớng do đó trƣớc mỗi câu hỏi định hƣớng của GV, HS cần có thời gian suy nghĩ, do đó phản ứng còn chậm chạp, chƣa chủ động phát biểu ý kiến của mình. Ở tiết 2 do đã qua một giờ luyện tập và đƣợc vận dụng cách hƣớng dẫn của GV để tự lực giải các bài tập ở nhà nên HS phản ứng nhanh

nhẹn hơn, hoạt động nhận thức diễn ra nhanh hơn, tích cực hơn, những suy nghĩ của HS đƣợc diễn đạt rõ ràng, rành mạch hơn, HS mạnh dạn chủ động hơn trong việc nêu nên ý kiến của mình. Ở tiết 3, HS đã có đƣợc hình dung về cách giải một bài tập khá rõ ràng nên việc thực hiện các bƣớc đó trong giải bài tập diễn ra nhanh chóng hơn, khả năng tiếp cận và tìm ra hƣớng giải quyết vấn đề cũng nhanh và chính xác hơn.

Kết quả cụ thể về các biểu hiện của tính tích cực đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. 2: Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực:

Những dấu hiệu TN (130 HS) ĐC(130 HS)

1. Bình quân số lần giơ tay của HS trong tiết học 6 2

2. Bình quân số lần HS trả lời đúng những điều đã học 7/10 5/10

3. Bình quân số lần HS trả lời đúng những câu hỏi tìm tòi, vận dụng.

10/16 3/16

4. Bình quân số lần HS đề xuất đƣợc phƣơng pháp giải khác trong một tiết học

0,8/4 0

5. Số HS chú ý đến công việc giải bài 90% 70%

6. Số HS không giải bài tập đƣợc giao 10% 17%

7. Số HS không giải hết bài tập đƣợc giao 35% 60%

8. Số HS giải hết bài tập đƣợc giao 50% 20%

9. Số HS giải thêm bài tập đƣợc giao 5% 3%

Qua bảng trên ta thấy các dấu hiệu nhận biết mức độ tích cực của HS ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Chứng tỏ phƣơng pháp giảng dạy ở nhóm TN có tác dụng phát huy tính tích cực, tự lực của HS hơn phƣơng pháp mà GV sử dụng ở nhóm ĐC.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)