0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Vấn đề giấy tờ làm việc của kiểm toán viên:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 94 -98 )

Khi tiến hành kiểm tra chi tiết các tài khoản, ngoài việc sử dụng các bảng kê chênh lệch, kiểm toán viên nên tổng hợp các sai sót khi phát hiện mà chưa xác định được chênh lệch hoặc nguyên nhân chênh lệch lên bảng kê xác minh. Điều này sẽ giúp Trưởng đoàn kiểm toán dễ dàng tổng hợp và đối chiếu kết quả kiểm toán. Mẫu bảng kê như sau:

Chứng từ

SH NT Diễn giải Số tiền

Đối tượng xác minh Trực tiếp Gián tiếp

Mức độ sai phạm

Biểu số 29: Bảng kê xác minh

- Vấn đề về tổ chức nhân sự:

Hiện nay quy mô hoạt động của Ngân hàng khá lớn, các chi nhánh trải dài trên cả nước trong khi đó đội ngũ kiểm toán viên nội bộ trong hệ thống kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn quá ít và quá mỏng. Hiện nay Phòng kiểm toán nội bộ tại Hội sở chính chỉ có 3 người. Đây là một vấn đề mà lãnh đạo Ngân hàng cần phải qiải quyết, đội ngũ kiểm toán viên nội bộ có đông và chất lượng thì công tác kiểm soát nội bộ của hệ thống Ngân hàng càng có hiệu quả và càng củng cố vị trí của Ngân hàng trên thị trường tiền tệ cũng như củng cố lòng tin của các nhà đầu tư vào ngân hàng.

Lấy ngay kinh nhiệm của Tổng công ty Sông Đà, mới chỉ chưa đầy 10 năm từ 1998, Công ty đã xây dựng cho mình được một bộ máy kiểm toán nội bộ khá vững mạnh. Và từ 2003 phòng kiểm toán nội bộ của công ty đã tách riêng thành lập Công ty kiểm toán và dịch vụ tư vấn tài chính kế toán với đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn. Công ty kiểm toán và dịch vụ tư vấn tài chính kế toán này đã đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà. Đây là một hướng đi hết sức đúng đắn bởi kiểm toán nội bộ nếu được đầu tư thì sẽ phát triển mạnh mẽ như các lọai hình kiểm toán khác.

2. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ

Để có thể hoàn thiện được công tác kiểm toán nội bộ nói chung cũng như quy trình kiểm toán nội bộ nói riêng cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía:

Về phía Nhà nước: Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân và hơn thế nữa là cơ quan trực tiếp quản lý vốn và nguồn phí của Nhà nước tại các ngân hàng Nhà nước nên có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển và hoàn thiện kiểm toán nội bộ. Mặt khác Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế cụ thể là hội nhập về chuẩn mực kế toán vào năm 2003 và hội nhập về dịch vụ kế toán vào năm 2005. Để có thể giúp các ngân hàng trong công tác kế toán cũng như đảm bảo được quá trình hội nhập, Bộ tài chính nên có ngay các kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu trước mắt và lâu dài. Do đó Bộ tài chính cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với kiểm toán nội bộ.

- Ban hành và chỉ đạo thực hiện chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán nội bộ, các quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán nội bộ.

- Tổ chức đăng ký và quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên nội bộ.

- Tiến hành soạn thảo, ban hành và công bố các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tiếp theo. Đây chính là cơ sở để vậ dụng vào các hoạt động của kiểm toán nội bộ. Tổ chức các cuộc hội thảo về kiểm toán nội bộ tạo điều kiện cho các ngân hàng phản ánh trao đổi kinh nghiệm về thực trạng tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.

- Hội kế toán Việt Nam cần soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, quy trình đào tạo, thi cấp chứng chỉ cho kiểm toán viên nội bộ.

Ban lãnh dạo cần quan tâm hơn nữa và có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng kiểm toán và tư vấn dịch vụ tài chính kế toán có điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ một cách thích hợp và có hiệu quả, ban hành quy chế kiểm toán nội bộ trong Hội sở phù hợp với quy chế của Nhà nước như: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nội dung hoạt động…

Tuyển chọn và đào tạo các kiểm toán viên có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kiểm toán của Hội sở. Đây là vấn đề cấp thiết nhất của Phòng kiểm toán nội bộ cần được Ngân hàng xem xét và giải quyết.

KT LUN

Trong quá trình thực tập vừa qua, em đã có dịp tiếp cận với công việc thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và đã tìm hiểu,

phân tích các bước thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng với hai phần hành cụ thể là kiểm toán tiền mặt và kiểm toán các khoản cho vay.

Với những hiểu biết trong thời gian thực tập, bản thân em đã có những nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nhiệm và một số kiến nghị với mong muốn đóng góp ý kiến của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ đặc biệt là quy trình kiểm toán tiền mặt và kiểm toán các khoản cho vay tại các đơn vị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Ngô Trí Tuệ và các thầy cô giáo trong khoa kế toán – kiểm toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các cô chú anh chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình thực tập.

Mặc dù đã có những nỗ lực của bản thân nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế cũng như bước đầu đi vào thực tế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2005

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 94 -98 )

×