2. Mục tiêu của đề tài
3.3 Xác định tỷ lệ lysine/ME phù hợp cho lợn ngoại giai đoạn sinh trƣởng
Sau khi tiến hành 2 thí nghiệm với 6 lô thí nghiệm khác nhau, tôi đƣa ra một số kết luận sau
Sự thay đổi tỷ lệ lysine có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của lợn. Khi thay đổi tỷ lệ lysine từ 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal (theo chiều hƣớng giảm) sẽ làm cho sinh trƣởng của lợn giảm theo. Tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Cùng với tỷ lệ lysine nghiên cứu. Khi thay đổi mức protein cũng làm thay đổi sinh trƣởng của lợn. Cụ thể khi mức protein của thí nghiệm 1 là 18% giảm xuống là 17% ở thí nghiệm 2 sẽ làm giảm sinh trƣởng của lợn.
Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm với tỷ lệ lysine khác nhau là khác nhau. Cụ thể: khi giảm tỷ lệ lysine nghiên cứu thì ứng với nó lƣợng thức ăn tiêu thụ/ ngày là giảm theo điều đó có nghĩa là khi giảm tỷ lệ lysine thì lợn sẽ ăn ít thức ăn hơn. Mặt khác ứng với tỷ lệ lysine nghiên cứu, khi giảm mức protein từ 18% xuống 17% thì lƣợng thức ăn tiêu thụ có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa về mặt thống kê toán học.
Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng có xu hƣớng tăng khi tăng tỷ lệ lysine. Khi giảm mức protein xuống (từ 18% ở thí nghiệm 1 xuống 17% ở thí nghiệm 2) thì tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đổi cũng có xu hƣớng tăng. Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đổi thấp nhất ở lô I.1 (1,752 và 5606) và cao nhất ở lô II.3 (1,946 và 6227).
Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng có xu hƣớng tăng trong khi tiêu tốn lysine có xu hƣớng giảm. Khi giảm mức protein nghiên cứu từ 18% xuống 17% thì tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng giảm.
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng trong thí nghiệm 1 thì thấp nhất ở lô I.2 (8069,57) sau đó đến lô I.2 (8094.24) và cao nhất là ở lô I.3 (8117.65). Ở thí nghiệm 2 (mức protein giảm từ 18 xuống 17%) thấp nhất ở lô II.1
(8212,77) sau đó tăng lên ở lô II.2 (8433,37) và cao nhất ở lô II.3 (8912,5). Điều này có nghĩa khi giảm mức protein thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng tăng lên và đạt cao nhất ở lô có mức protein thấp, tỷ lệ lysine thấp. Khi giảm tỷ lệ lysine trong thí nghiệm thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng sẽ tăng lên. Sự sai khác ở lô thí nghiệm I.2 có thể giải thích là do việc tăng khối lƣợng của lợn kéo theo sự giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng.
Kết quả mổ khảo sát cho ta thấy tỷ lệ thịt nạc giảm đi khi tỷ lệ lysine trong thí nghiệm giảm. Khi giảm mức protein (từ 18% xuống 17%) tỷ lệ thịt nạc cũng có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên sự giảm này không có ý nghĩa về mặt thống kê toán học.
Kết quả phân tích thành phần hóa học thịt thí nghiệm cho ta thấy khi tỷ lệ lysine và mức protein giảm thì kéo theo việc giảm của tỷ lệ vật chất khô, giảm tỷ lệ protein giảm tỷ lệ khoáng tổng số của thịt mông, vai nhƣng tỷ lệ mỡ lại tăng lên.
Mức protein khẩu phần và hàm lƣợng lysine có ảnh hƣởng khác nhau đến kết quả thí nghiệm. Đó có thể là ảnh hƣởng đồng thời của mức protein và lysine trong các thí nghiệm hoặc là ảnh hƣởng của từng yếu tố riêng rẽ. Điều này có nghĩa là với mức lysine/ME trong khẩu phần nhƣ nhau nhƣng mức protein khác nhau thì có thể sẽ có những kết quả khác nhau giữa các thí nghiệm. Khẩu phần có protein thô 18% với mức lysine tiêu hoá/ME là 11g/Mcal cho tăng trọng tốt nhất đối với lợn lai 5 máu ngoại 723,33 g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn thấp nhất 1,752 kg thức ăn /kg tăng khối lƣợng ở lô I.1. Tuy nhiên, chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở lô I.2 thấp hơn, sở dĩ nhƣ vậy là do chi phí lysine ít hơn. Trong khuôn khổ thí nghiệm này chúng tôi có thể kết luận là bổ sung lysine trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 3,12 g/Mcal ME là hợp lý, kết quả tiêu tốn lysine/kg tăng khối lƣợng là 17,99 g.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ