CÁC CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ về rừng giá trị Bảo tồn cao trong hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam pdf (Trang 42 - 43)

Tài liệu này trình bày các bước đầu tiên hướng đến xác định HCVF trong cảnh quan HLX. Bước tiếp theo là tiến hành các tham vấn với các bên có liên quan (thông qua hội thảo) để thảo luận về cảnh quan và các giá trị bảo tồn, các tiêu chí và trọng số có thể được dùng để cải thiện bản đánh giá giá trị bảo tồn. Việc sử dụng phương pháp này là nó cho phép các nhà ra quyết định xây dựng và so sánh các kịch bản khoanh vùng với nhau.

Dự án HLX sẽ tiến hành các hội thảo cấp tỉnh và cấp huyện nhằm thảo luận và chỉnh sửa mô hình đánh giá. Dự án HLX cũng sẽ trình bày các kết quả các điều tra đa dạng sinh học HLX, đánh giá khu vực và tầm quan trọng đa dạng sinh học của nó trên quy mô cấp khu vực và quốc gia. Hy vọng rằng quá trình này cũng sẽ bổ sung cho việc hoàn tất các quy trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước tại cấp tỉnh, phân loại rừng và việc mở rộng tới Vườn Quốc Gia Bạch Mã. Các cuộc hội thảo cũng sẽ cho phép việc thảo luận công tác khoanh vùng bảo tồn phù hợp với các quá trình lập kế hoạch, cụ thể là kế hoạch phân loại rừng phòng hộ, sản xuất và đặc dụng trong tỉnh, và Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng.

Tỉnh có thể sử dụng bản đánh giá giá trị bảo tồn để:

Quyết định việc phân định lại rừng đặc dụng; cụ thể là đánh giá Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng và Khu Bảo tồn Sao La, và có tính đến các vấn đề về cộng đồng;

Sử dụng số liệu để hỗ trợ Ban Quản lý Rừng Phòng Hộ trong công tác lập kế hoạch quản lý dịch vụ môi trường;

Xác định những khu phân tán quan trọng và các hành lang tiềm năng cần tập trung lập quy hoạch bảo tồn chiến lược và kế hoạch khôi phục cảnh quan rừng; và

Sử dụng số liệu làm cơ sở cho công tác giám sát và đo lường trạng thái môi trường của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ về rừng giá trị Bảo tồn cao trong hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam pdf (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)