Tổ chức kiểm tra, đánh giá:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường Trung học Võ Trường Toản, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai năm học 2009 2010 (Trang 35 - 36)

Các hoạt động giáo dục muốn đạt hiệu quả thì phải được Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá phải liên tục, chặt chẽ, khách quan, sát thực tế, chú ý đến vấn đề thúc đẩy, động viên khuyến khích kịp thời. Có như vậy mới rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời. Việc tổ chức hoạt động mới đạt được chất lượng và hiệu quả cao. Cụ thể:

- Hiệu trưởng cần thành lập ban kiểm tra tổ chức hoạt động GDNGLL gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Đoàn thanh niên, ban văn thể mỹ, thành viên ban thanh tra nhân dân …Cần tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động GDNGLL bằng nhiều hình thức như: Kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự một hoạt động cụ thể, trao đổi trò chuyện, nghe báo cáo từ giáo viên và học sinh. Hiệu trưởng

cần xác định rõ mục tiêu của từng hoạt động, chú trọng đến các nội dung cần kiểm tra và hiệu qủa giáo dục của từng hoạt động.

- Xây dựng chuẩn đánh giá của trường và xây dựng lực lượng kiểm tra phù hợp.

- Sau mỗi đợt thi đua, mỗi đợt kiểm tra, Ban chỉ đạo họp đánh giá rút kinh nghiệm ngay sau mỗi hoạt động, từ đó kịp thời điều chỉnh, cải tiến nội dung phù hợp, để các hoạt động sau đó được tổ chức tốt hơn, trong đánh giá kết qủa hoạt

động cần chú ý kết qủa về giáo dục học sinh.

- Kiểm tra việc làm cụ thể của học sinh, giáo viên để đi đến đánh giá mục tiêu, nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức, các phương pháp tổ chức thực hiện có đảm bảo tính độc lập sáng tạo của học sinh hay không?.

- Cần có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho hoạt động GDNGLL

Phần III: KẾT LUẬN 1. Đánh giá chung

Qúa trình giáo dục trên lớp và GDNGLL là những bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục thống nhất nhằm hình thành, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho các em. Giáo dục trên lớp chủ yếu là công việc dạy các bộ môn khoa học còn việc giáo dục đạo đức cho học sinh đôi khi chưa được chú ý đúng mức. Chính các hoạt động GDNGLL sẽ bổ khuyết điều này. Vì thế, nhà quản lý phải biết hướng học sinh vào những hoạt động phong phú, đa dạng; xây dựng mối quan hệ nhiều mặt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường; phối hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu qủa cao trong công tác GDNGLL.

Qua phân tích thực trạng tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản năm học: 2008-2009, Hiệu trưởng đã nhận thức tốt vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL và đã có những hoạt động thiết thực, bổ ích tạo điều kiện cho các em học sinh phát triển, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, góp phần tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng thoải mái, giúp các em tự tin trong học tập, tự khẳng định mình trước tập thể, đáp ứng được yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho địa phương cũng như yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế như đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường Trung học Võ Trường Toản, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai năm học 2009 2010 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)