3 Phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục 3.1 Hội cha mẹ học sinh:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường Trung học Võ Trường Toản, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai năm học 2009 2010 (Trang 26 - 28)

2.3.1 Hội cha mẹ học sinh:

*Ưu điểm:

- Hàng tháng Hiệu trưởng và đại diện Hội cha mẹ học sinh gặp nhau trao

tuần đầu. Đồng thời tham gia nói chuyện dưới cờ dặn dò và nhắc nhở học sinh, về

vai trò và trách nhiệm của người học sinh trong nhà trường.

- Chi hội trưởng các lớp tham gia sinh hoạt lớp một lần mỗi tháng để nhắc nhởđộng viên các em học tập và thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

- Tham mưu cho Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí cho các đợt thi đua

để khen thưởng và động viên học sinh cũng như giáo viên kịp thời. Cùng với ban

đại diện Hội đề xuất với chính quyền địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ nhà trường ngăn chặn các hoạt động bên ngoài nhà trường như: Đánh nhau, trộm cắp, vi phạm luật giao thông…, ngăn chặn các phần tử xấu bên ngoài quấy phá và

đánh học sinh. * Hạn chế:

- Hiệu trưởng chưa có biện pháp thích hợp, chưa đặt hết tâm huyết hoặc có kế hoạch trước trong quá trình bầu Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh theo ý đồ

mong muốn của nhà trường, dẫn đến Ban đại diện cha mẹ học sinh trong năm học này hoạt động kém hiệu quả. Cụ thể như: vẫn giữ nguyên Ban đại diện Cha mẹ

học sinh cũ, hội trưởng cũ trong khi ban đại diện này hoạt động kém hiệu quả

mấy năm nay.

- Hiệu trưởng chưa đề cao vai trò của Ban đại diện: chưa chia sẻ thật cặn kẽ những việc của Ban đại diện hội đã làm, làm cho ban đại diện thấy được tầm quan trọng về vai trò của họ. Chưa tạo điều kiện cho họ phát biểu, biểu hiện trước giáo viên, tạo cho họ có điều kiện tham gia các hoạt động phong trào của trường (ví dụ: Trong các đợt tổ chức các hội nghị lớn như hội nghị công nhân viên chức, lễ kỷ niệm ngày 20/11… không mời Đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia).

- Công tác phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Cha mẹ học sinh không được thường xuyên. Ví dụ như: tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tiết chào cờ đầu tuần của trường, từ đầu năm đến cuối năm chỉ có một vài lần có sự tham dự

của đại diện hội Cha mẹ học sinh (theo biên bản họp đầu năm là mỗi tháng cử đại diện Ban đại diện Hội tham dự 2 lần vào đầu tháng và giữa tháng). Sự phối hợp lỏng lẻo, rời rạc của các thành viên trong Ban đại diện Hội. Ban đại diện cha mẹ

học sinh chỉ đến dự các họp triển khai kế hoạch hoạt động cuối học kỳ I, kế

hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT … với tư cách là khách mời, chưa chủ động tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện.

- Ban đại diện Cha mẹ học sinh hỗ trợ nhà trường chủ yếu về kinh phí hoạt

động như là nghĩa vụ. Còn việc liên lạc với gia đình học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu nguyên nhân sự việc để phối hợp giáo dục đạo đức học sinh thì chưa được ban đại diện quan tâm để cùng GVCN giải quyết, giúp đỡ.

* Nguyên nhân:

Hiệu trưởng chưa xây dựng được qui chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, chỉ mời họ khi cần thiết, thiếu sự phối hợp gắn bó, thân thiện giữa họ với nhà trường. Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh không rõ họ

- Trong xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường chưa thể hiện được vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc nhà trường, chưa tổ chức thăm hỏi Ban đại diện Cha mẹ học sinh khi ốm đau, hoạn nạn, trong các dịp lễ tết … chưa trân trọng và đề cao họ trong mọi hoạt động của nhà trường.

- Các thành viên tham gia vào ban đại diện của trường, của chi hội lớp đa số làm rẫy rất ít người có hiểu biết nên cũng rất khó khăn trong việc tham gia góp ý kiến xây dựng các hoạt động của nhà trường.

2.3.2 Phối hợp với địa phương và các lực lượng xã hội khác:

* Ưu điểm:

- Trong năm học, nhà trường đã xây dựng, phối hợp được giữa nhà trường với chính quyền và các ban ngành địa phương để hỗ trợ tuyên truyền vận động tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường như:

+ Liên hệ thường xuyên với Huyện Đoàn để nắm bắt được các chủ trương cũng như tham gia các phong trào do địa phương tổ chức.

Phối hợp với phòng văn hoá, trung tâm y tế dự phòng Huyện trong các đợt tuyên truyền cổ động về ô nhiễm môi trường, nói chuyện về đại dịch HIV-AIDS, làm giám khảo trong hội thi: thi học sinh thanh lịch …

+ Nhà trường đã phối hợp với công an huyện tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm xã hội, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.

+ Ngoài ra nhà trường còn tham gia hưởng ứng tích cực các hoạt động do

địa phương tổ chức, phát động như: Thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng, hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, hiến máu nhân đạo, ngày chủ nhật xanh …Qua đó giúp các em có nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với xã hội để các em có thái độ học tập tốt hơn.

* Hạn chế:

Việc phối hợp thường theo các thời điểm phong trào, theo văn bản chỉđạo của cấp trên, chưa có kế hoạch cụ thể riêng của trường và chưa liên tục.

* Nguyên nhân:

Trong việc phối hợp giữa Hiệu trưởng nhà trường với chính quyền và các ban ngành địa phương thiếu sự thống nhất, chỉ làm theo nghị quyết của Huyện ủy chỉđạo, phối hợp tham gia cho có, chưa nhiệt tình ủng hộ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường Trung học Võ Trường Toản, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai năm học 2009 2010 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)