C. W. Taylor [26] đã đưa ra một khái niệm về xa thải phụ tải để tránh mất ổn định dựa trên các kinh nghiệm thực tế với mục đích là tính toán ít nhất. Cơ cấu thực hiện sa thải phụ tải được xác định dựa trên các ngưỡng xa thải, trong đó lượng tải bị sa thải phụ thuộc tương ứng với phần trăm suy giảm điện áp tại các nút, và thời gian sa thải phụ tải cũng được định trước. Dựa trên khái niệm này, các công ty điện lực vùng Puget Sound – Mỹ đã áp dụng chiến lược này để ngăn chặn sụp đổ điện áp. Phương pháp này có một số ưu điểm như là: Đơn giản trong tính toán, chỉnh định rơ le sa thải phụ tải, hiệu quả được quan sát thông qua việc mô phỏng động. Phương pháp này có thể áp dụng trong mọi HTĐ, với sự có mặt của các loại thiết bị động như OEL, ULTC và động cơ điện…
Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 2 48
C. Moors và các đồng nghiệp [33] đã đề xuất một phương pháp để thiết kế việc tự động xa thải phụ tải nhằm ngăn chặn sự sụp đổ điện áp trong khoảng thời gian dài hạn trên HTĐ Hydro-Quebec- Canada. Phương pháp này bao gồm hai bước. Trong bước đầu, thiết lập một tập hợp các kịch bản được tương ứng với điều kiện vận hành khác nhau và các nhiễu loạn. Với mỗi kịch bản được phân tích nhằm xác định lượng phụ tải xa thải tối thiểu để hệ thống vẫn còn giữ được ổn định, với việc xem xét vị trí xa thải phụ tải và thời gian trễ. Trong bước thứ hai, xác định các thông số của một phương thức lặp có phản hổi để xa thải phụ tải theo điện áp thấp. Cụ thể như sau
Trong bước đầu tiên, đối với tất cả bộ các kịch bản, tiếp cận càng gần càng tốt đến giá trị tính toán tối ưu lượng phụ tải sa thải.
Làm ổn định lại HTĐ cho tất cả các kịch bản mất ổn định, và không sa thải lượng tải đối với các kịch bản ổn định. Các bài toán tối ưu tương ứng có thể được giải bằng thuật toán di truyền.