Các ràng buộc và các điều khiển:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sụp đổ điện áp trong hệ thống điện (Trang 66 - 67)

Rõ ràng là khi giảm công suất của các máy phát đến không sẽ tối thiểu hoá chi phí, nhưng nó không cung cấp điện cho khách hàng. Do đó cần phải tăng cường hàm mục tiêu với các ràng buộc đẳng thức, bao gồm cả các ràng buộc đẳng thức và bất đằng thức. Các ràng buộc bất đẳng thức sẽ xác định cận trên và cận dưới của các biến. Chẳng hạn cho bài toán vận hành kinh tế nhiên liệu, các ràng buộc đẳng thức này sẽ đảm bảo rằng công suất phát của các tổ máy sẽ đáp ứng đủ cho phụ tải và tổn

Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 3 63

thất trong hệ thống. Các phương trình phức hợp của bài toán tính toán trào lưu công suất thông thường cũng được kể đến. Các điều khiển, như công suất phát tác dụng, điện áp đầu cực máy phát, nấc biến áp, góc di pha của máy biến áp v.v... có thể được gán một giá trị cố định hoặc các giới hạn trên và dưới. Các biến phụ thuộc rõ ràng, như biên độ điện áp nút phụ tải và trào lưu công suất nhánh, được gán cận trên và cận dưới. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra trường hợp tất cả các ràng buộc không thể thoả mãn đồng thời. Trường hợp này sẽ dẫn đến không thể tìm được phương án. Không giống như bài toán phân bổ trào lưu công suất thông thường, không có hàm mục tiêu cục bộ độc lập tương ứng với mỗi điều khiển. Quá trình giải xem điều chỉnh từng biến điều khiển để tìm kiến trạng thái sao cho thoả mãn tất cả các ràng buộc, thêm vào đó lại tối thiểu hoá hàm mục tiêu. Các ràng buộc được đưa vào và hàm mục tiêu được viết theo các biến. Trong mô hình tính toán có hai loại biến: các biến điều khiển (được gọi là các biến độc lập hay các biến quyết định) và các biến phụ thuộc (được xem như các biến trạng thái). Chúng được nhận biết thông qua cả mô hình tính toán trào lưu công suất thông thường và các dữ liệu phụ trợ cho mô hình tối ưu hoá trào lưu công suất.

3.2.4.3. Độ nhạy:

Mỗi một biến, cả biến độc lập và phụ thuộc, có một độ nhạy tương ứng với nó. Các giá trị độ nhạy lượng hoá sự thay đổi mong muốn ở hàm mục tiêu tương ứng với sự thay đổi của biến. Độ nhạy âm chỉ ra rằng một sự tăng giá trị biến sẽ làm giảm giá trị hàm mục tiêu. Giá trị tối ưu cho bất cứ biến nào là mà kết quả là độ nhạy bằng không. Đối với một vài biến, giá trị tối ưu nằm ngoài các giới hạn của biến. Trong trường hợp này, OPF sẽ đưa giá trị về giới hạn và đưa ra giá trị độ nhạy. Kích cỡ liên quan của biên độ độ nhạy hướng sự chú ý đến các ràng buộc hoặc các điều khiển cố định có ảnh hưởng nhiều nhất đến hàm mục tiêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sụp đổ điện áp trong hệ thống điện (Trang 66 - 67)