Để hiểu sâu hơn về bản chất của kế toán quản trị, phương cách tốt nhất là phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính.
Bảng 1.1: Sự khác nhau cơ bản của kế toán quản trị và kế toán tài chính.
CĂN CỨ PHÂN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Đối tượng sử dụng
thông tin
Nhà quản lý bên trong doanh nghiệp: Giám đốc, hội đồng quản trị
Các tổ chức, cá nhân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhưng chủ yếu là các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp như: tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan thuế…
Đặc điểm của thông tin.
- Thông tin tài chính và phi tài chính.
- Hướng vềtương lai. - Linh hoạt, thích hợp. - Biểu hiện bằng giá trị, hiện vật.
- Thông tin tài chính.
- Phản ánh quá khứ. - Cố định.
- Biểu hiện dưới hình thái giá trị.
Yêu cầu thông tin Tính kịp thời cao hơn tính chính xác
Phạm vi báo cáo Từng bộ phận, khâu, công việc.
Toàn công ty
Kỳ báo cáo Thường xuyên: ngày, tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của nhà quản trị
Định kỳ: quý, năm theo quy định Bộ tài chính
Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh. Thước đo sử dụng Được đo lường bằng bất kỳ
các đơn vị hiện vật, thời gian lao động, giá trị
Chủ yếu thể hiện bằng thước đo giá trị
Quan hệ với các môn học
Quan hệ nhiều như: quản trị doanh nghiệp, nguyên lý kế toán…
Quan hệ ít như: nguyên lý kế toán
Các báo cáo kế toán chủ yếu
Các báo cáo nội bộ như: Báo cáo sản xuất, báo cáo bộ phận, báo cáo giá thành… và các báo cáo theo yêu cầu và mục đích sử dụng của nhà quản trị
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính