Xây dựng văn hóa kinh doanh của BIDV Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng.pdf (Trang 62)

e. Xây dựng tập thể vững mạnh

3.2 Xây dựng văn hóa kinh doanh của BIDV Lâm Đồng

3.2.1 Giải pháp về cấp độ thứ 1- Xây dựng, củng cố các giá trị hữu hình của BIDV Lâm Đồng

3.2.1.1 Về kiến trúc, cơ sở hạ tầng

 Trụ sở chính của BIDV Lâm đồng đã đƣợc đƣa vào vận hành và khai thác sử dụng từ năm 1999, đến nay đã hơn 10 năm, hệ thống các Phòng ban hiện chƣa phù hợp với mô hình tổ chức mới.Cụ thể theo mô hình TA2, của tƣ vấn thì các bộ phận là front office ( tức bộ phận bán hàng ), gồm khối quan hệ khách hàng , dịch vụ khách hàng, kể cả các phòng giao dịch, và bộ phận back office gồm khối hỗ trợ nhƣ kế toán, tổ chức- hành chính, quản trị tín dụng, kho quỹ...là khối tác nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc phân bố các phòng ban vẫn chƣa tách bạch hai khối, do vậy cần phải tách bạch giữa hai khối phòng ban để tiện phục vụ trong kinh doanh hƣớng về khách hàng, tránh để tâm lý khách hàng chờ đợi lâu, vì không bố trí tách bạch thì khách hàng sẽ không rõ mô hình giao dịch mới thì bộ phận nào là giao dịch trực tiếp, bộ phận nào là hỗ trợ , không tiếp xúc với khách hàng.Việc bố trí, thiết kế lại các phòng ban sẽ tạo điều kiện cho các bộ phận chuyên môn tác nghiệp đƣợc nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho lãnh đạo và nhân viên tiếp cận và dễ dàng truyền đạt thông tin, nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng, những khó khăn trong tác nghiệp, tạo thành đƣợc mối liên lạc hiểu biết lẫn nhau.

 Cơ sở vật chất của chi nhánh vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu một ngân hàng hiện đại, để tạo độ tin cậy mạnh đối với khách hàng, vì hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên chƣ̃ tín, niềm tin. Do đó trụ sở làm việc là yếu tố hết sức quan trọng, đặc biệt còn quan trọng hơn đối với khác hàng là các doanh nghiệp, tổ chức. Đối với dân cƣ, các giao dịch nhỏ lẻ nên cần thiết mạng lƣới rộng để thuận tiện trong giao dịch. Còn đối với các tổ chức kinh tế , thƣờng muốn thực hiện các dịch vụ trọn gói, do đó việc giao dịch với các ngân hàng lớn, có trụ sở khang trang, hiện đại là niềm tự hào, cũng nhƣ tin tƣởng của họ. Ở điểm này thì BIDV Lâm đồng cần phải nỗ lực chuyển lợi thế của mình là đơn vị đóng trên địa bàn lâu năm, có lƣợng khách giao dịch, quan hệ truyền thống gắn bó lâu năm chiếm số lƣợng nhiều, nhất là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Tỉnh,do vâ ̣y c ần kiến nghị BIDV Hội sở chính ƣu tiên ,cho chi nhánh đƣơ ̣c chọn làm chi nhánh điểm về quy mô giao di ̣ch , lƣơ ̣ng khách hàng lớn… thiết kế nhƣ̃ng phòng VIP cho khách hàng VIP giao di ̣ch với lƣợng tiền gƣ̉i lớn, hoă ̣c quan hê ̣ thƣờng xuyên, khách hàng tiềm năng

, các phòng này phải sang trọng, lịch sự và hiện đại thuận tiện cho việc giao tiếp với khách hàng,

 Ngoài ra cần tăng cƣờng thêm hệ thống máy ATM cho các đi ̣a bàn tro ̣ng điểm do

Đà Lạt là TP du li ̣ch đón nhiều lƣợng khách đến hàng năm, với lƣợng máy trong TP Đà Lạt là 07 máy, qua khảo sát là hơi ít, không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời dân địa phƣơng và khách vãng lai.

 Về bộ nhận diện thƣơng hiệu áp dụng chung cho toàn hệ thống vẫn chƣa đƣợc triển khai một cách thống nhất, đặc biệt là mạng lƣới phòng giao dịch trực thuộc, dẫn đến tình trạng mỗi chi nhánh triển khai một cách không tạo đƣợc hình ảnh chuyên biệt và hiệu quả quảng bá thƣơng hiệu hình ảnh chƣa đạt đƣợc nhƣ mong đợi. Đây là mặt hạn chế lớn so với các ngân hàng thƣơng mại khác, cần đƣợc nhanh chóng triển khai trong toàn hệ thống BIDV.

3.2.1.2 Phát triển thƣơng hiệu BIDV tại địa bàn Tỉnh Lâm đồng và các vùng phụ cận

Thƣơng hiệu là tài sản vô giá nhƣng làm thế nào để đƣa thƣơng hiệu vào tâm trí khách hàng? Đây cũng là câu hỏi đặt ra cho các phòng ban nghiên cứu và Ban lãnh đạo của BIDV Lâm đồng bởi hiện nay đã có rất nhiều thƣơng hiệu ngân hàng tại Việt Nam , do vậy việc đƣa thƣơng hiệu vào tiềm thức , trí nhớ của khách hàng hay dựa vào hành vi của khác hàng là rất quan trọng , và nó phụ thuộc vào chuỗi các yếu tố nhƣ : Thời gian, ngân sách, triển khai thƣ̣c hiê ̣n...

Do vậy xây dựng hệ thống nhận diện thƣơng hiệu nhằm mục đích để ngƣời tiêu dùng nhận biết, sử dụng sản phẩm dễ dàng và nghĩ ngay đến BIDV khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Cán bộ kinh doanh và giao dịch viên của BIDV dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu BIDV cần đƣợc xây dựng để trở thành một công cụ quảng bá hữu hiệu và là tài sản của BIDV.Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu còn nhằm tăng thêm giá trị tinh thần, niềm tự hào của cán bộ BIDV khi đƣợc làm việc trong một môi trƣờng chuyên nghiệp, góp phần tạo động lực, niềm say mê và nhiệt huyết trong công việc và gia tăng sự gắn bó và lòng trung thành của nhân viên.

Với vai trò nhƣ trên, việc phát triển thƣơng hiệu BIDV là hết sức cần thiết. Để có thể đƣa ra những giải pháp cụ thể, mang tính thực tiễn , tác giả đi vào phân tích về hình ảnh thƣơng hiệu của BIDV Lâm đồng tại điạ bàn đó là:

Hiện nay hệ thống biển hiệu, biển quảng cáo của BIDV chƣa đƣợc thiết kế theo một mẫu chuẩn nhằm tạo ra sự thống nhất về hình ảnh trong toàn hệ thống. Các biển quảng cáo tấm lớn còn hạn chế. BIDV là thƣơng hiệu tốt nhƣng còn rất nhiều đối tƣợng là dân cƣ và các doanh nghiệp nhỏ chƣa hề biết đến BIDV là gì,vì vậy công tác quảng bá thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm phải thực sự tiếp cận đến những đối tƣợng này với quy mô và phạm vi rộng lớn, thống nhất, ấn tƣợng và hữu ích, cụ thể : thực hiện quảng cáo thƣơng hiệu BIDV bằng biển tấm lớn đặt tại các cửa ngỏ vào thành phố nhƣ Bảo Lộc, Đà Lạt, đặt tại các giao lộ lớn trong Tỉnh, thành phố (thị trấn) các trung tâm thƣơng mại, các khu vực dân cƣ sầm uất nhằm tăng tần suất tiếp cận Logo và thƣơng hiệu BIDV. Hiện nay lĩnh vực này đang để ngỏ nhƣng đã bắt đầu mất cơ hội bởi sự hiện diện của các tập đoàn thƣơng mại lớn.

Các hình ảnh quảng cáo các sản phẩm dịch vụ còn chƣa thể hiện đƣợc bản sắc riêng mà mới chỉ gắn với sản phẩm cụ thể ở từng giai đoạn. Hầu hết các tờ rơi, hình ảnh quảng cáo, ấn phẩm văn phòng... chƣa đƣợc áp dụng sử dụng thống nhất.

Các yếu tố thuộc cốt lõi thƣơng hiệu BIDV hiện nay nhƣ tầm nhìn thƣơng hiệu, sứ mạng thƣơng hiệu và định vị thƣơng hiệu... đều chƣa đƣợc xác định một cách chính thức, bài bản. Điều này sẽ ảnh hƣởng tới việc xác định các nội dung của chiến lƣợc thƣơng hiệu, kế hoạch phát triển thƣơng hiệu dài hạn, trung hạn và hàng năm.

Định vị thƣơng hiệu: Hiện BIDV chƣa có sự xác định điểm khác biệt, riêng có của BIDV đối với các ngân hàng đối thủ một cách rõ rệt mà mới chỉ dừng lại ở định hƣớng phát triển chung. BIDV cần phải xác định đƣợc đâu là điểm đột phá trong hoạt động của mình, vƣợt lên trên các đối thủ và trở thành một ấn tƣợng đối với công chúng. Đây là nội dung công việc rất khó khăn và phức tap. Bởi vì một mặt, trong chính sách tín dụng, BIDV đang có xu hƣớng tăng chất lƣợng, giảm dƣ nợ cho vay trung dài hạn; phát triển ngân hàng theo hƣơng ngân hàng thƣơng mại kinh doanh đa năng. Nhƣ vậy, những chính sách này cũng chƣa có gì thực sự khác biệt với các đơn vị khác. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, thị trƣờng mở rộng, việc xác định vị trí thƣơng hiệu BIDV cần hƣớng tới là một việc làm cần thiết và rất quan trọng.

Bên cạnh đó, BIDV chƣa có sự hệ thống hóa các giá trị cốt lõi của thƣơng hiệu để công bố với công chúng. Do vậy, sự cảm nhận của công chúng về thƣơng hiệu BIDV còn chƣa thật sự toàn diện

Cần mở một cuộc thi về thiết kế logo đầu tiên của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam (BIDV), đƣợc tổ chức với mục đích lựa chọn đƣợc phƣơng án logo phù hợp định hƣớng và quy mô phát triển của BIDV.

Sự cần thiết phải mở cuộc thi này, xuất phát từ lý do chính là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đang khẩn trƣơng chuẩn bị các điều kiện để hình thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng Việt Nam đồng thời với việc cổ phần hóa Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Chiến lƣợc phát triển của BIDV sẽ có một số thay đổi cơ bản, khi đó hình ảnh thƣơng hiệu BIDV sẽ có sự đổi mới.

Mặt khác Logo hiện tại của BIDV là logo chính thức đƣợc thiết kế và sử dụng từ năm 1992, nay cần có sự thay đổi để phù hợp với vị thế, qui mô, phạm vi hoạt động của Tập đoàn Tài chính Ngân hàng Việt Nam trong tƣơng lai.

Mục đích là lựa chọn đƣợc phƣơng án thiết kế logo tốt nhất, phù hợp nhất với cấu trúc của Tập đoàn Tài chính Ngân hàng Việt Nam.

Thiết kế logo cho Tập đoàn Tài chính ngân hàng Việt Nam, phải đảm bảo tuân thủ một số yêu cầu cơ bản sau

+ Thể hiện đƣợc tính chất ngành nhƣ: sức mạnh của Tập đoàn Tài chính ngân hàng đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực với hai trụ cột chính là ngân hàng, bảo hiểm và đang phát triển lớn mạnh không ngừng trên nền tảng truyền thống hơn nửa thế kỷ.

+ Đạt đƣợc những yêu cầu về thiết kế nhƣ: thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tƣợng với công chúng thể hiện đƣợc bản sắc văn hóa Á đông, kết hợp hiện đại, hội nhập (thể hiện qua màu sắc, đƣờng nét, bố cục, ý nghĩa...)

+ Đƣợc thể hiện trong bộ nhận diện thống nhất từ thƣơng hiệu Tập đoàn đến thƣơng hiệu các đơn vị thành viên.

Bên cạnh những yêu cầu cơ bản qui định , hệ thống tiêu chí chính để đánh giá các mẫu thiết kế cần phải nêu bật đƣợc:

+ Ý tƣởng của mẫu thiết kế;

+ Sự độc đáo, sáng tạo của mẫu thiết kế;

+ Thể hiện đƣợc giá trị cốt lõi của hình ảnh thƣơng hiệu Tập đoàn, tính chất ngành ngân hàng, tài chính;

+ Có sự kế thừa những yếu tố truyền thống văn hóa của BIDV. + Tính thẩm mỹ, khoa học của mẫu thiết kế;

+ Tính đa ứng dụng: Thuận lợi cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi, gia công đƣợc bằng mọi chất liệu.

+ Khả năng dễ nhớ, dễ nhận biết của mẫu thiết kế;

+ Mẫu thiết kế phải hài hòa màu sắc, âm dƣơng theo triết học Phƣơng Đông; + Tính chuyên nghiệp của nhà thiết kế/công ty thiết kế trong việc thể hiện hồ sơ dự thi.

Để Logo đạt đƣợc các yêu cầu cơ bản trong khuôn khổ luận văn này, tác giả mạnh dạn đƣa vào mẫu thiết kế logo nhƣ sau cho Tập đoàn Tài chính Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Trong đề tài này, tác giả mạnh dạn đƣa ra mẫu logo đề nghị nhƣ sau

Ý tƣởng của logo đó là: Những viên gạch đƣợc đắp xây vững chắc là sự hình tƣợng hóa quyết tâm của toàn thể CB-CNV trong toàn hệ thống cố gắng, đoàn kết phấn đấu xây dựng BIDV thành tập đoàn Tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Hai gam màu đỏ và cam đối xứng nhau hình mũi tên thể hiện sự tiến lên bền vững . Đây là mục tiêu phát triển của toàn hệ thống trong những năm sắp tới: “Kết tinh sức mạnh, vun đắp tương lai, phát triển bền vững” , tên gọi theo tiếng Anh giao dịch quốc tế là:BIDV Financial Group- Tập đoàn Tài chính ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

3.2.1.4 Thay đổi Slogan

BIDV là một trong những ngân hàng quan tâm và xây dựng các yếu tố cơ bản cho một hệ thống nhận diện thƣơng hiệu khá sớm, câu khẩu hiệu “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV” đã đƣợc sử dụng để khẳng định quan điểm kinh doanh: luôn hƣớng tới khách hàng, coi lợi ích của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.

Năm 2003, BIDV tiến hành đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ Việt nam. Đến năm 2005, BIDV thực hiện đăng ký thƣơng hiệu tại thị trƣờng Hoa kỳ. Đến tháng 12/2006, trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thay đổi, BIDV thống nhất sử dụng thông điệp: “BIDV - Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” làm phƣơng châm hoạt động để công bố với công chúng, khách hàng.Ý nghĩa của slogan này là:chia sẻ và hợp tác chính là bí quyết làm nên thành công của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, nếu không có

sự liên kết để phát huy thế mạnh của mỗi bên, chúng ta khó lòng mà tận dụng tốt các thời cơ trong kinh doanh. Ngắn gọn, súc tích, slogan “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công” đã đồng hành với BIDV.

Tuy nhiên khẩu hiệu “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, hoặc ngắn gọn, súc tích nhƣ slogan “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công” là những slogan, khẩu hiệu gần đây của BIDV theo tôi vẫn còn dài, ít ghi nhớ trong lòng khách hàng. Do vậy tiến tới thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, BIDV cũng cần có cuộc thi chọn slogan cho mình , bởi dài quá thì khách hàng khó nhớ , phát biểu,trình bày văn bản, bảng hiê ̣u sẽ dài dòng..

Nói về slogan ngân hàng , thì đúng là chƣa có những slogan nào tinh tuý và đậm đà nhƣ các ngành kh ách nhƣ “Nâng niu bàn chânViê ̣t” , “Luôn luôn lắng nghe , luôn luôn thấu hiểu” hoă ̣c “Hãy nói theo cách của bạn” ...

Gần đây nhất trong các tháng đầu quý III/2009 các ngân hàng, tập đoàn tài chính nhƣ Bảo Việt...đã chuẩn bị kỹ cho đợt thay đổi thƣơng hiệu cho mình nhƣ: ngày 09/09/2009 ngân hàng TMCP Quốc tế đã chọn thời điểm 9 giờ, 9 phút 9 giây để thay đổi thƣơng hiệu và slogan của mình thành “Ngân hàng tận tâm”, hoặc ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng là”Giữ trọn niềm tin” hoặc ngân hàng TMCP Á Châu là “Ngân hàng của mọi nhà”, ngân hàng TMCP Đông Nam Á ...tất cả các slogan này đều rất dễ nhớ và dễ đi vào lòng khách hàng , quảng cáo rất ấn tƣợng , từ cách giao tiếp đến quy trình , sản phẩm dịch vụ…Theo số đông thì các ngân hàng thƣờng có câu khẩu hiê ̣u tƣ̀ 4 đến 5 chƣ̃ là vừa.

Để thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c v ấn đề này cần phải có sự tham gia của tổ chức tƣ vấn quốc tế và các nhà đầu tƣ chiến lƣợc để triển khai, định vị đƣợc hệ thống nhận diện thƣơng hiệu trong tâm trí khách hàng cần cả một quá trình: đó là giá trị, bản sắc đƣợc tích lũy, nhƣng không phải vì thế mà không cần phải mạnh dạn thay đổi hệ thống nhận diện thƣơng hiệu. Do vậy đề nghị cho BIDV hội sở trong giai đoạn tới cần mở một cuộc thi slogan trong toàn hệ thống CBCNV, cũng nhƣ các bài thi bên ngoài.

3.2.1.5 Trang phục công sở

Trang phục công sở cũng là một yếu tố quan trọng trong văn hóa vật chất của ngân hàng, giúp cho việc quản lý nội bộ đƣợc thuận lợi, tạo nên tác phong trang nghiêm và nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc của nhân viên ngân hàng. Do vâ ̣y BIDV Hô ̣i sở cần nghiên cƣ́u , ban hành ngay chuẩn về trang phu ̣c công sở cho nam , nƣ̃ trong hê ̣ thống. Qua đó khách hàng cảm thấy đƣợc tôn trọng và dễ nhận diện đƣợc nhân viên ngân

hàng BIDV mà mình tiếp xúc,quan hê ̣ làm việc, trang phu ̣c cũng cho phép thể hiện đƣợc thái độ đúng mực với ƣu khuyết điểm của nhân viên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng.pdf (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)