Hoạt động nhận thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.1. Hoạt động nhận thức

Hoạt động nhận thức là một loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệ thực…. Loại hoạt động này có đặc điểm là phản ánh các sự vật, các quan hệ và mang lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức về các sự vật và quan hệ của chúng. Bằng hoạt động nhận thức con người phân tích, tổng hợp, khái quát, ghi nhớ các hình ảnh thực tế khách quan. Như vậy, hoạt động nhận thức để hiểu biết sự vật, nắm bản chất, quy luật và các mối quan hệ của chúng.

Trong nhà trường, việc học tập của HS có bản chất hoạt động, thông qua các hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển trí tuệ cũng như các quan điểm đạo đức và thái độ. Học tập của HS là hoạt động nhận thức, có đặc điểm:

Hoạt động nào cũng có đối tượng là một khách thể và hướng vào làm biến đổi khách thể, còn hoạt động học thì lại cho chính chủ thể (người học) biến đổi và phát triển. Đối tượng của người học ở đây chính là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần chiếm lĩnh. Nội dung của đối tượng không bị thay đổi sau khi chiếm lĩnh, nhưng nhờ có sự chiếm lĩnh này mà các chức năng tâm lí của chủ thể được thay đổi và phát triển.

Hoạt động học là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Dưới sự hướng dẫn của GV, chủ thể là HS hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục. Theo chức năng này người học là người chuyển hoá những kinh nghiệm của xã hội loài người nằm ngoài chủ thể thành tài sản riêng của bản thân. Muốn vậy, đòi hỏi người học phải thực hiện nhiều hành

động với mục đích khác nhau, với mỗi hành động lại thực hiện bằng nhiều thao tác, được sắp xếp theo một trình tự nhất định, và ứng với mỗi thao tác đó là sử dụng các phương tiện, công cụ thích hợp. Quá trình đó được diễn ra theo con đường nhận thức chung của loài người, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan.

Hoạt động nhận thức của HS có bản chất: Là hoạt động hướng vào làm thay đổi bản thân.

Đối tượng là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Điều đó có nghĩa là cái đích của hoạt động hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của cá nhân. Là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tiếp thu cả những phương pháp chiếm lĩnh tri thức (cách học).

Vậy có thể khẳng định kết quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động học của HS. Nhận thức được nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào chính quá trình HS tham gia vào các hoạt động học tập. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của người GV là phải thiết kế và tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS sao cho thông qua các hoạt động này HS chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại, tạo ra sự phát triển những phẩm chất tâm lí và hình thành nên nhân cách của mình.

Hoạt động học của HS có quan hệ hữu cơ với hoạt động dạy của GV và được tồn tại trong quá trình dạy học. Do đó, theo quan điểm của nhiều nhà giáo dục học, quá trình dạy học chính là dạy hoạt động. Bản chất của phương thức dạy học là sự tác động của GV nhằm giúp HS tổ chức các hoạt động thực tiễn ở bên ngoài (chủ thể) sau đó chuyển hoạt động này vào (bên trong) tâm lí, ý thức của mình. Trong đó, GV đóng vai trò định hướng cho người học hoạt động, người học tự mình giải quyết các công việc được giao.

Ví dụ: Các hoạt động của GV bao gồm hoạt động với tư liệu học tập, trao đổi, định hướng trực tiếp cho HS. GV đảm nhận công việc thiết kế các hoạt

động học tập cho HS, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động học tập đó. Sau đó tổ chức, định hướng các hoạt động học tập giữa HS với tư liệu học tập, tổ chức hoạt động học tập giữa HS với HS.

1.1.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức

Trong nhà trường, học là một hoạt động nhận thức đặc biệt, nên tính tích cực của HS thực chất là tính tích cực nhận thức. Vì vậy, đã có nhiều nhà giáo dục có uy tín ở trong và ngoài nước nêu lên ý kiến của mình:

Theo K. D. Usinxki (Nga): phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học là cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả. Tính tích cực của HS thể hiện qua tính tích cực nhận thức là khả năng biết định hướng vào môi trường chung quanh, biết hành động một cách sáng tạo, biết tự nâng cao trình độ học vấn, phát triển bản thân và có kĩ năng giành lấy kiến thức.

Theo Đặng Vũ Hoạt: tính tích cực nhận thức thể hiện ở thái độ cải tạo chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Nghĩa là tài liệu học tập được phản ánh vào não của HS và được chế biến đi, được hoà vào vốn kinh nghiệm đã có và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân mình.

Theo Trần Bá Hoành: tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tính tích cực trong học tập của HS có quan hệ mật thiết với động cơ học tập. Nếu động cơ học tập đúng sẽ tạo cho HS hứng thú, say mê trong học tập. Hứng thú lại là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo ra tính tích cực trong học tập của HS.

Tóm lại, các ý kiến trên đây và còn nhiều ý kiến khác nữa của các nhà khoa học có tên tuổi đều đề cập đến tính tích cực và tích cực hoá trong học tập của HS. Tích cực hoá là một hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động. Từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Muốn vậy, dạy học phải thông qua

tổ chức các hoạt động học tập của HS. Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của GV.

Dạy học chú trọng đến rèn luyện phương pháp tự học. Coi việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu dạy học. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hoá về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cần tăng cường cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS. Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò.

Trong dạy - học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả học tập và để điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động dạy của thày. Đối với HS cần phải tạo điều kiện phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS. Thông qua việc đánh giá, tự đánh giá, HS không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.

1.1.3. Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động nhận thức

Hiện nay phương pháp dạy học thường được hiểu theo ba nghĩa:

PPDH là cách thức hoạt động của GV để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục HS theo mục tiêu giáo dục. Theo quan niệm này thì GV là nhân vật trung tâm, giữ vai trò chủ đạo, còn HS thụ động ghi nhớ và tiếp thu những điều thày dạy.

trong quá trình dạy học nhằm đạt tới mục đích giáo dục. Quan niệm này coi PPDH là một sự dung hoà giữa nhiệm vụ truyền thụ tri thức của thày cũng quan trọng như nhiệm vụ lĩnh hội tri thức của trò.

PPDH là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của HS nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Dạy học chính là quá trình tổ chức cho HS tự lĩnh hội tri thức. HS có vai trò chủ động tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, tự khám phá ra “cái chưa biết”, tìm ra kiến thức, tìm chân lí dưới sự chỉ đạo của GV. GV không còn là người truyền đạt tri thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học tập cho HS để chiếm lĩnh tri thức.

Theo GS. TS. Vũ Văn Tảo, có hai mô hình dạy - học: Mô hình dạy học truyền thụ một

chiều: DẠY – GHI NHỚ

Mô hình dạy học hợp tác hai chiều: DẠY – TỰ HỌC

1. Thày truyền đạt kiến thức, trò thụ động tiếp thu

1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thày

2. Thày truyền thụ một chiều, độc thoại hay phát vấn

2. Đối thoại: trò – trò, trò – thày; hợp tác với bạn và thày; do thày tổ chức 3. Thày giảng giải - trò ghi nhớ, học

thuộc lòng

3. Trò học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống 4. Thày độc quyền đánh giá 4. Trò tự đánh giá, tự điều chỉnh;

cung cấp liên hệ ngược cho thày đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học

5. Thày là thày dạy: dạy chữ, dạy nghề, dạy người

5. Thày là thày học, chuyên gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người Trong hai mô hình dạy học trên đây, nhất là mô hình dạy học hợp tác hai

Jabn: “phương pháp dạy học chính là sự tổng hợp cấu trúc logic của nội dung và cấu trúc lôgic của quá trình tiếp thu, trong quá trình tiếp thu cần có các thủ thuật sư phạm điều khiển”. Thủ thuật sư phạm ở đây chính là các phương tiện và cách sử dụng các phương tiên dạy học của người thày.

Theo N.N. Baranxki, thiết bị dạy học là những phương tiện trực quan, nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tổ chức và kết quả của việc giảng dạy địa lí ở nhà trường. Hệ thống các thiết bị mà Baranxki đề cập đến bao gồm phòng địa lí, các bản đồ giáo khoa, các bản đồ tự thiết kế theo nội dung bài dạy, quả cầu địa lí, các tranh ảnh, biểu đồ….

Theo PGS Nguyễn Dược, các thiết bị dạy học địa lí bao gồm một phần cơ sở vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy bộ môn như phòng bộ môn, vườn địa lí, tủ sách địa lí, sách tham khảo… và các phương tiện hiện đại như máy chiếu, video, máy ghi âm, máy vi tính…tạo cơ sở trực quan sinh động cho hoạt động nhận thức, hình thành kĩ năng

Theo chúng tôi, ngoài các phương tiện dạy học trên đây các loại hình “bài thực hành địa lí” cũng nên liệt kê thêm vào danh mục các phương tiện dạy học, nhất là dạy học theo cách “thày thiết kế - trò thi công”.

1.1.4. Phương pháp dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông

Hoạt động nhận thức trong dạy học địa lí được hiểu là hoạt động để hiểu biết các sự vật hiện tượng địa lí, các quy luật và các mối quan hệ của chúng. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh nội dung tri thức và hệ thống kĩ năng, kĩ xảo địa lí, thông qua các hoạt động học tập phát triển năng lực và hình thành nhân cách do mục tiêu giáo dục đề ra.

Theo các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học địa lí, các tri thức địa lí được dạy trong nhà trường phổ thông gồm hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo địa lí được lựa chọn trong hệ thống tri thức của khoa học Địa lí và được sắp xếp một cách logic tương ứng với logic nhận thức của HS ở từng cấp học, bậc học. Các nhà sư phạm có nhiệm vụ biến hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo

chung thành tài sản riêng của từng HS.

Muốn vậy, HS cần phải tiến hành các hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản của môn Địa lí dưới đây:

- Biểu tượng địa lí là những hình ảnh của các sự vật và hiện tượng địa lí được lưu giữ trong kí ức học sinh có khả năng tái tạo theo ý muốn. Biểu tượng địa lí là cơ sở hình thành khái niệm địa lí. Biểu tượng khái niệm càng rõ thì HS lĩnh hội khái niệm càng chắc chắn.

- Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những sự vật và hiện tượng địa lí đã được trừ tượng hoá và khái quát hoá dựa vào các dấu hiệu bản chất. Khái niệm địa lí có tính không gian, tính thời gian và tính quan hệ, khác với các khái niệm khoa học khác. Khái niệm địa lí được phân ra ba nhóm:

+ Khái niệm địa lí chung là khái niệm chỉ toàn bộ sự vật, hiện tượng địa lí đồng nhất, có các thuộc tính giống nhau. Ví dụ: sông, hồ, đường, …

+ Khái niệm địa lí riêng là khái niệm chỉ các sự vật, hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể, có tên riêng. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng và phản ánh tính độc đáo của nó, thường tương ứng với một địa danh nhất định. Ví dụ: sông Hồng, dãy Trường Sơn,…

+ Khái niệm địa lí tập hợp là khái niệm địa lí chỉ dùng để khái quát hoá những đặc điểm chung của các sự vật, hiện tượng địa lí từng vùng, từng khu vực. Ví dụ: sông ngòi miền Tây Bắc, địa hình vùng Đông Bắc,…

- Mối liên hệ địa lí là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí về mặt không gian, thời gian. Mối liên hệ địa lí có thể chia làm hai loại: mối liên hệ địa lí thông thường, mối liên hệ địa lí nhân quả. Trong hoạt động nhận thức, HS hiểu được các mối quan hệ sẽ nắm được bản chất hiện tượng và giải thích chúng một cách chính xác.

- Quy luật địa lí là những kiến thức đã được khái quát hoá biểu hiện các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí có bản chất cố định, không thay đổi trong những điều kiện nhất định, mỗi khi lặp lại.

Ví dụ: quy luật địa đới, quy luật phi địa đới …

- Kĩ năng, kĩ xảo địa lí: Để chiếm lĩnh kiến thức địa lí, HS cần phải có kĩ năng, kĩ xảo địa lí. Những kĩ năng đó là:

+ Kĩ năng bản đồ là kĩ năng làm việc với bản đồ, kĩ năng khai thác kiến thức địa lí tàng trữ trên bản đồ, hay nói một cách cụ thể: kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ, đo tính toạ độ địa lí, xác định vị trí, chồng xếp bản đồ, vẽ lược đồ; đọc, hiểu và sử dụng bản đồ, …

+ Kĩ năng khảo sát các hiện tượng địa lí ngoài thực địa theo tuyến, theo điểm (quan sát, quan trắc các số liệu khí hậu, thuỷ văn, …).

+ Kĩ năng học tập, làm việc với các tài liệu địa lí, trong đó có các kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ, xây dựng biểu đồ, phân tích các số liệu thống kê,

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)